Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201601/binh-chua-chay-trong-o-to-de-vi-tri-nao-la-tot-nhat-656059/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201601/binh-chua-chay-trong-o-to-de-vi-tri-nao-la-tot-nhat-656059/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Bình chữa cháy trong ô tô để vị trí nào là tốt nhất? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 07/01/2016, 15:03 [GMT+7]

Bình chữa cháy trong ô tô để vị trí nào là tốt nhất?

Với những ôtô mà nhà sản xuất không bố trí nơi để treo, đặt bình cứu hỏa thì chủ phương tiện nên để ở hốc cánh cửa trước, hoặc cửa sau, gầm ghế. Hoặc tốt nhất nên mua loại bình có đai ngang hông bên trong xe để dễ thấy, dễ lấy và dễ dàng cho việc sử dụng.

Ngày đầu tiên Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông kiểm tra, nhắc nhở các phương tiện lưu thông trên cao tốc ngay khi Thông tư 57/2015/TT-BCA của Bộ Công an quy định bắt buộc phải trang bị thiết bị phòng cháy trên phương tiện cơ giới đường bộ có hiệu lực.

8h sáng 6-1, đoàn công tác đã có mặt tại trạm thu phí 188+300 đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Khi lực lượng CSGT dừng xe, anh Bùi Văn Thân (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) điều khiển xe ôtô 4 chỗ tỏ ra khá bất ngờ. Tuy nhiên, khi được nghe nói về lý do dừng xe để kiểm tra và tuyên truyền về một thông tư mới về phòng cháy chữa cháy trên phương tiện cơ giới đường bộ, anh lại tỏ ra khá vui vẻ.

Anh Thân thành thật, cách đây không lâu, anh có nghe người nhà nhắc đến quy định bắt buộc phải có bình chữa cháy để trên ôtô khi lưu thông, thế nhưng không biết khi nào quy định có hiệu lực, cũng không biết phải mua bình chữa cháy loại nào cho đúng tiêu chuẩn, mua ở đâu và sử dụng thế nào.

Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy kiểm tra, hướng dẫn một tài xế sử dụng bình chữa cháy.
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy kiểm tra, hướng dẫn một tài xế sử dụng bình chữa cháy.

Trước sự bỡ ngỡ của tài xế, Đại úy Đoàn Văn Giáp (Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy) đã dành thời gian trao đổi về cách phòng chống cháy nổ, thậm chí lấy bình cứu hỏa ra minh họa, chỉ bảo tận tình cho lái xe.

Sau 10 phút dừng xe, anh Bùi Văn Thân đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm và trước khi cho xe lăn bánh, anh Thân chia sẻ: “Trước đây tôi chỉ nghĩ đơn giản, nếu có cháy thì cởi quần áo ra dập. Giờ mới biết, nếu có bình chữa cháy ngay trên xe thì mọi việc đơn giản hơn nhiều. Ngay ngày mai tôi sẽ đi mua bình và sẽ tuyên truyền để bạn bè đồng nghiệp biết về quy định mới này”.

Một chiếc xe chở xăng BKS 30Y-7610 cũng được yêu cầu dừng lại. Khi biết nội dung là kiểm tra về các thiết bị phòng chống cháy nổ trên xe, tài xế Mai Đức Nghĩa là nhanh nhẹn chỉ cho lực lượng chức năng vị trí để bình cứu hỏa. Theo quy định, xe bồn chở xăng sẽ phải có ít nhất hai bình cứu hỏa. Tuy nhiên, qua kiểm tra thì cả hai bình này đều chưa có tem kiểm định.

Trả lời câu hỏi của lực lượng Cảnh sát về quy trình xử lý tình huống khi có cháy bất chợt, anh Mai Đức Nghĩa rành rọt: “Trong tình huống phát hiện cháy, trên xe có hai tài xế thì một người sẽ cầm bình cứu hỏa vừa chạy vừa lắc rồi xịt vào nơi phát hiện cháy, còn người kia sẽ dùng chăn, nước phối hợp dập đám cháy cùng”. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng hỏi anh đã từng sử dụng thử bình chữa cháy này chưa thì anh đáp: “Chưa từng”.

Chỉ trong nửa buổi sáng tại trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ, lực lượng chức năng đã dừng khá nhiều xe. Hầu hết các lái xe khách, xe tải đều biết đến quy định này, và đều trang bị thiết bị trên xe, song đều trong tình trạng đối phó với quy định là chính. Có lái xe thì lo mất búa nên buộc thật chặt, có lái xe lo mất bình cứu hỏa nên cũng giấu thật kỹ… Tất cả những hành động “cẩn thận” quá này, nếu chẳng may sự cố xảy ra sẽ rất mất thời gian để xử lý khâu ban đầu.

Thực tế, với những ôtô mà nhà sản xuất không bố trí nơi để treo, đặt bình cứu hỏa thì chủ phương tiện nên để ở hốc cánh cửa trước, hoặc cửa sau, gầm ghế. Hoặc tốt nhất nên mua loại bình có đai ngang hông bên trong xe để dễ thấy, dễ lấy và dễ dàng cho việc sử dụng.

Dẫn đầu đoàn công tác, Đại tá Đoàn Hữu Thắng – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho biết: Mục đích của lần kiểm tra này chỉ nhằm nhắc nhở lái xe, chủ phương tiện tuân thủ quy định, cũng như tuyên truyền, phổ biến thêm trong ngày đầu tiên Thông tư có hiệu lực.

Cảnh sát PCCC kiểm tra, hướng dẫn một tài xế nắm bắt quy định về phòng cháy chữa cháy.
Cảnh sát PCCC kiểm tra, hướng dẫn một tài xế nắm bắt quy định về phòng cháy chữa cháy.

“Đúng theo quy định thì ngay ngày hôm nay, lực lượng chức năng đã có thể xử phạt các chủ phương tiện không tuân thủ. Nhưng mục tiêu của chúng ta không phải là xử phạt, mà để nâng cao ý thức về an toàn của người dân, nên chúng tôi sẽ cân nhắc thời điểm để chính thức xử lý, sau khi đã đẩy mạnh thông tin đến người dân” – Đại tá Đoàn Hữu Thắng chia sẻ.

“Qua đây, chúng tôi cũng muốn đánh giá chất lượng đội ngũ lái xe về hiểu biết pháp luật cũng như kỹ năng xử lý các tình huống an toàn cháy, nổ trên đường”.

Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cũng đưa ra khuyến cáo: Để tránh xảy ra cháy nổ, chủ phương tiện không nên lắp đặt thêm các thiết bị, phụ kiện có tiêu thụ điện, tránh quá tải; thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe; tuân thủ quy trình vận hành, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định và nên thực hiện ở những nơi có uy tín, bảo đảm chất lượng...

Khi gặp sự cố cháy xe ôtô, cần bình tĩnh, dừng xe ở lề đường, tránh xa nơi đông người, nơi có nhiều chất dễ cháy. Thông báo cho mọi người trên xe thoát ra ngoài. Nếu cửa xe bị kẹt thì sử dụng các dụng cụ, phương tiện phá dỡ được trang bị hoặc dùng vật cứng để phá cửa. Tùy thuộc vào tình huống cháy cụ thể mà sử dụng những giải pháp thích hợp để chữa cháy, như tắt khóa điện, hô hoán để mọi người đến trợ giúp chữa cháy, gọi Cảnh sát PCCC (điện thoại 114).

.

Nguồn: Cand.com.vn

.