Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201207/21712-khi-kiem-lam-cung-hoi-voi-nhung-ke-pha-rung-396182/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201207/21712-khi-kiem-lam-cung-hoi-voi-nhung-ke-pha-rung-396182/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Khi kiểm lâm “cùng hội” với những kẻ phá rừng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 17/07/2012, 08:27 [GMT+7]
21712

Khi kiểm lâm “cùng hội” với những kẻ phá rừng

Gần đây, nhiều vụ phá rừng được phanh phui trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều đáng phải bàn là phần đa các vụ phá rừng đều có sự tiếp tay của kiểm lâm. Vụ lật xe gỗ tại xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông làm 11 phu gỗ bị chết, 5 người bị thương nặng bởi do chở gỗ trộm cho cán bộ kiểm lâm Pù Huống; vụ chặt hạ ba cây Sưa hàng trăm tỷ đồng tại rừng Phong Nha Kẻ Bàng cũng do kiểm lâm tiếp tay cho lâm tặc; vụ sát hại rừng Quốc gia Ba Bể lại cũng có bàn tay “góp sức” của kiểm lâm.
 
Có người đã phát biểu rằng, có kiểm lâm rừng cũng mất, không có kiểm lâm rừng cũng mất. Vậy thì hàng ngàn cán bộ kiểm lâm từ Cục đến Chi cục và các hạt trạm ở cơ sở ăn lương Nhà nước, trách nhiệm giữ rừng lại để mất rừng là tại làm sao?
 
Kẻ giữ rừng lại tiếp tay cho kẻ phá rừng, thì rừng mất là điều đương nhiên, không phải bàn cãi. Điều đáng bàn hôm nay là có nên để tồn tại lực lượng kiểm lâm đông như vậy không? Hay là nên khoán, giao rừng cho nhân dân, cho các chủ rừng, lấy kinh phí trả lương cho kẻ tiếp tay phá rừng cấp cho dân giữ rừng.
 
Khi rừng của họ, do họ làm chủ, Nhà nước giao kế hoạch và chính quyền các cấp kiểm tra, đôn đốc và quản lý chặt. Hộ nào không hoàn thành trách nhiệm, rừng của chủ rừng nào bị phá hoại sẽ bị thu hồi giao cho người khác. Hiện, tại miền núi bà con đang rất khát đất, khát rừng được giao để quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý. Nếu Nhà nước mạnh dạn giao rừng cho dân, có kinh phí hỗ trợ thích đáng, chắc chắn họ sẽ giữ rừng tốt hơn kiểm lâm nhiều, bởi do họ cùng ăn, cùng ở trong rừng của họ.
 
Một kiểm lâm bị bắt trong vụ lật xe chở gỗ
ở Bình Chuẩn - Con Cuông
 
Người viết bài này xin lấy mô hình lâm nghiệp xã hội của Lâm trường Con Cuông, Nghệ An (nay đổi tên thành Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Lâm nghiệp Con Cuông). Khi Lâm trường giao khoán rừng tận từng công nhân do họ quản lý bảo vệ, đội ngũ công nhân thực sự được làm chủ rừng, họ đã phát huy cao trách nhiệm, rừng Lâm trường ngày càng xanh tốt, không hề bị mất, bị phá, đời sống của công nhân ngày càng được nâng cao, cải thiện đáng kể. So với vài chủ rừng khác bên cạnh vì cha chung không ai khóc, nên không chỉ gỗ bị khai thác mà động vật hoang dã cũng bị bắt đến cạn kiệt.
 
Gánh nặng ngân sách Nhà nước trả lương cho cán bộ công chức đang đè lên vai người lao động trực tiếp. Có lẽ đã đến lúc các ngành chức năng cần nghiên cứu cụ thể, không nên để công tác quản lý chồng chéo, hiệu lực không cao, thậm chí không có hiệu quả. Mà bài học kẻ giữ rừng lại tiếp tay cho “lâm tặc” phá rừng là một ví dụ, bài học đắt giá cho chúng ta…

Phùng Văn Mùi
.