Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201406/apple-samsung-dong-thanh-hat-cang-google-493699/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201406/apple-samsung-dong-thanh-hat-cang-google-493699/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Apple, Samsung đồng thanh hất cẳng Google - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 07/06/2014, 09:53 [GMT+7]

Apple, Samsung đồng thanh hất cẳng Google

 

Samsung đã rất nỗ lực để tạo sự khác biệt giữa Tizen với Android

Nhưng sự việc không đơn giản chỉ là nối dài cuộc "thánh chiến" mà thầy phù thủy Steve Jobs hồi còn sống đã khởi xướng nhằm vào Google và Android. Apple đang phụ thuộc vào một số dịch vụ của Google và họ muốn chấm dứt tình trạng đó. Chỉ có điều, Táo khuyết không hề cô đơn trong hành trình này. Đại cừu địch của họ - Samsung cũng thể hiện sự cương quyết không kém trong việc xa rời Google.

Hồi giữa tuần, Samsung đã trình diễn hệ điều hành smartphone do mình tự phát triển - Tizen trong một hội thảo với giới phát triển. Hãng không hề giấu diếm ý định sẽ "đôn" Tizen lên làm nền tảng ưu tiên số một của mình, điều này đồng nghĩa với Android sẽ phải lùi lại phía sau trong thời gian tới.

Tạm biệt Google, xin chào Bing

Việc Apple hất cẳng dịch vụ quan trọng nhất của Google - tìm kiếm có thể coi là một nước cờ đặc biệt quan trọng trên bàn cờ chiến lược của Táo khuyết. Tất cả bắt đầu từ năm 2010, khi Bing, cùng với Google và Yahoo, trở thành công cụ tìm kiếm mà bạn có thể dùng được trên iPhone. Đến năm 2013, khi iOS 7 ra mắt, Apple cũng chọn Bing và Wolfram Alpha - thay vì Google - làm công cụ tìm kiếm đứng sau phần mềm trợ lý ảo Siri. Giờ đây, Apple lại làm điều tương tự với Mac OS X Yosemite và iOS 8 bằng thanh tìm kiếm Spotlight mới, một công cụ tích hợp cho phép bạn tìm kiếm danh bạ, ứng dụng và file trên cả thiết bị lẫn môi trường Internet (nếu liên quan). Google sẽ vẫn là công cụ tìm kiếm mặc định của trình duyệt Safari, nhưng rõ ràng là "cứ địa" duy nhất còn lại này cũng sẽ nhanh chóng bị xóa sổ trong một tương lai gần mà thôi.

 



Vô tình được lợi nhất lúc này chính là Microsoft, nhất là khi hãng đã bỏ ra không ít công sức để thuyết phục người dùng xài Bing mà chưa thành công. Giờ đây, dù chủ định hay không thì ngày càng nhiều người Mac và iOS cũng sẽ tìm đến Bing khi cần phải tìm kiếm thông tin nào đó thông qua Spotlight. Tất nhiên, rất khó nói rằng Apple đang "giúp đỡ" quảng bá cho Microsoft. Chính xác ra thì Apple chỉ muốn rũ bỏ Google bằng mọi giá mà thôi.

Cần nhắc lại rằng tìm kiếm không phải là lĩnh vực duy nhất mà Apple muốn độc hành. Ngay từ năm 2012, hãng này đã "đá" Google Maps ra khỏi iOS 6 để thay bằng dịch vụ bản đồ số Apple Maps. Dù Apple Maps là một thảm họa nhưng Táo khuyết vẫn kiên trì với chiến lược tách xa Google này.

Tất nhiên, Apple có cớ khi muốn hạn chế sự phụ thuộc của mình vào một công ty khác, nhất là khi đấy lại là đối thủ chính của hãng. Như CNET đã chỉ ra, động cơ chính của Apple không phải là cố ngăn người dùng iPhone sử dụng Google (họ luôn có thể truy cập vào Google.com nếu muốn), mà là đưa ra những sự lựa chọn mang tính tích hợp chặt chẽ với hệ sinh thái mà Táo khuyết đã tạo ra.

Samsung cũng vậy

Dường như Samsung cũng đang có cùng cách nghĩ với Apple, nhưng không kiên quyết và lạnh lùng bằng. Suốt nhiều năm nay, đại gia di động Hàn Quốc này đã dựa vào hệ điều hành Android để bán smartphone và máy tính bảng. Mối quan hệ hợp tác này vẫn khá vững chắc và mang về cho Samsung cả núi lợi nhuận, nhưng Hội thảo các nhà phát triển Tizen đã chứng minh Samsung có thể đi cả những con đường nhỏ nhất để tránh xa dần đối tác vàng.

Tizen là một hệ điều hành nguồn mở dựa trên Linux với giao diện khá giống với Android. Hiện nền tảng này đã có mặt trên Galaxy Gear Fit và Samsung Z nhưng Samsung hy vọng sẽ có thêm nhiều thiết bị Tizen nữa trong thời gian tới. Việc một Tập đoàn có quy mô như Samsung từ bỏ hoàn toàn Android là khó xảy ra, nhưng hiển nhiên, một khi Tizen bắt đầu cất cánh thì Samsung sẽ không còn phải quỵ lụy Google nhiều nữa.

Nhưng đừng quên rằng thoát khỏi cái bóng của Google không hề dễ dàng. Nếu như gã khổng lồ tìm kiếm quyết định ngừng hỗ trợ một tính năng nào đó (điều mà hãng này vẫn làm suốt), cả Apple lẫn Samsung đều sẽ không muốn bị bỏ lại chơ vơ với những tính năng thay thế èo uột hơn hẳn.

Nhanh chóng. Chính xác. Thuận tiện, Google đã xây dựng nên cả một đế chế xoay quanh tìm kiếm với những đặc tính đó. Trên cơ sở này, hãng chen chân vào mọi phương diện khác của đời sống hiện đại, từ Google Glass cho đến xe tự lái, thậm chí là cả vệ tinh.

Còn nhớ khi Google ngừng hỗ trợ Exchange ActiveSync không? Đó chính là lý do vì sao Google Calendar không còn chạy được trên các thiết bị Windows 8 nữa. Nếu như muốn check được mail và lịch làm việc trên một thiết bị Windows, bạn sẽ phải thực hiện vô số thao tác chuyển đổi giữa menu Start với chế độ Desktop, hoặc chuyển hẳn sang Outlook. Dù không nhận ra, nhưng rất nhiều hoạt động trong ngày của chúng ta đã bị lệ thuộc vào các dịch vụ của Google từ lâu rồi.

Chỉ một hành động nhỏ, đơn giản của Google cũng đã gây ra vô số bức xúc, bực bội cho những ai đang dùng hệ điều hành mới của Microsoft. Nếu Google có thể làm điều này với một Tập đoàn có tầm ảnh hưởng và quy mô như Microsoft, hãng hoàn toàn có thể lặp lại với Apple hoặc Samsung. Và kể cả khi thương hiệu ANdroid có biến mất vào ngày mai thì Google sẽ vẫn có quyền kiểm soát không thể tưởng tượng được tới cuộc sống của bạn, tới thế giới Internet và những ngôi nhà thông minh.

.

Nguồn: vietnamnet.vn