Theo các chuyên gia, ở nhiều quốc gia trên thế giới, những hồ chứa, đầu nguồn nước được xem là vùng bảo vệ an ninh quốc gia, để bảo vệ an toàn sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên ở nước ta, vấn đề này dường như ít được chú ý.
Bấm Play để xem Video (Độc giả cần mở loa để nghe lời bình)
Ông Trần Quốc Hưng, Trưởng BQL tòa nhà Golden Land, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội cho biết: Theo quy trình cũng như hợp đồng của chúng tôi, thì chúng tôi thực hiện một năm 2 lần xét nghiệm sinh hóa nước sinh hoạt theo quy định của nhà nước. Tháng 6 vừa rồi chúng tôi đã xét nghiệm, vừa rồi sự việc xảy ra nhà máy rạng đông chúng tôi cũng xét nghiệm 3 chi số đặc biệt chỉ số thủy ngân. Trong công tác kiểm tra thì mỗi ngày chúng tôi có 3ca kiểm tra bể ngầm, bể mái , kiểm tra trực quan có những vấn đề lạ, khác thường thì báo cáo. Nước cấp vào bể liên tục, tạo ra nhiều sống nên việc phát hiện rất là khó. Còn đáy bể và thành bể vừa rồi chúng tôi thau rửa chúng tôi phát hiện lắng cặn rất lạ.
Tình trạng nước ở đầu nguồn ô nhiễm nhưng vẫn được lấy làm nguồn nước chính cho các nhà máy xử lý nước cũng xảy ra tại rất nhiều nơi như khu vực này tại sông Hồng.
Theo quy định của Bộ Y tế, chất lượng nước sinh hoạt được kiểm soát bằng hai hình thức: nội kiểm và ngoại kiểm. Nội kiểm là nhà máy nước tự mang mẫu đi kiểm định và công bố, ngoại kiểm là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra định kỳ, hoặc đột xuất.
Như vậy, nội kiểm phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà máy cung cấp nước còn ngoại kiểm thì chỉ được thực hiện 1 lần/ năm, hoặc khi có sự cố xảy ra.
Tại các khu dân cư hiện nay, việc kiểm định nước sinh hoạt đa số không được thực hiện thường xuyên. Mặc dù ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân nhưng hoạt động kiểm định chất lượng nước rất ít được thực hiện một cách chủ động .
Như vậy khi nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm độc, nếu như không thể nhìn bằng mắt thường để nghi ngờ… thì cơ bản chúng ta không có khả năng kiểm soát, phát hiện nếu như doanh nghiệp không tự giác có trách nhiệm với tính mạng của người dân.
.