Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201803/do-luong-nguoi-dan-phan-doi-han-khau-de-cau-dau-785897/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201803/do-luong-nguoi-dan-phan-doi-han-khau-de-cau-dau-785897/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Đô Lương: Người dân phản đối 'hàn khẩu' đê Cầu Dâu - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 21/03/2018, 08:05 [GMT+7]

Đô Lương: Người dân phản đối 'hàn khẩu' đê Cầu Dâu

(Congannghean.vn)-Sau gần 10 năm khởi công, đến nay, dự án nâng cấp đê Cầu Dâu (khối 1, thị trấn Đô Lương) vẫn chưa thể hoàn thành, bàn giao, tất toán công trình. Đầu tháng 3/2018, đơn vị thi công đưa máy móc thiết bị tiến hành “hàn khẩu” đoạn đê cuối cùng của dự án thì vấp phải sự phản đối quyết liệt của các hộ dân đang sinh sống ở khu vực ngoài đê.

Đoạn đê Cầu Dâu có chiều dài khoảng 10 m, vấp phải sự phản đối của người dân khi “hàn khẩu”
Đoạn đê Cầu Dâu có chiều dài khoảng 10 m, vấp phải sự phản đối của người dân khi “hàn khẩu”

Ông Nguyễn Văn Hùng trú tại khối 1, thị trấn Đô Lương cho biết: Hiện nay đang còn 110 hộ dân sinh sống ở phía ngoài đê Cầu Dâu chưa di chuyển. Từ lâu, con đường dẫn vào thị trấn là con đường duy nhất của xóm. Trước đây, khi đi qua thân đê cũ (đê phía trong xây dựng từ lâu - P.V), người ta làm phai đê, đường dẫn qua thân đê với độ dốc bình thường, nếu khi nước lũ lên cao sẽ dùng tấm chắn để ngăn nước không cho vào trong đê. Với cách làm như vậy, việc đi lại của người dân rất thuận tiện, không phải vượt qua đê với độ dốc quá cao như hiện nay.

“Chúng tôi chấp hành chủ trương của Nhà nước khi thực hiện dự án nâng cấp đê Cầu Dâu, nhưng đơn vị thi công muốn “hàn khẩu” đoạn đê cuối cùng thì phải để người dân ở đây được di chuyển tái định cư trước, nếu không chúng tôi không có đường đi, người già, trẻ em đi học không thể cứ leo trèo qua thân đê dốc cao được”, ông Hùng bày tỏ.

Cùng quan điểm trên, ông Lê Văn Thực (54 tuổi) trú tại khối 1, thị trấn Đô Lương phản ánh: Theo chúng tôi được biết, trước đây phê duyệt dự án thì đê Cầu Dâu được đắp thẳng hơn, sát ngoài xóm 1 chứ không phải nắn cong để tránh khu dân cư như hiện nay. Do đó, khi thực hiện dự án, chủ đầu tư chỉ di chuyển mấy hộ chính giữa tim đê để thi công, còn hơn 100 hộ dân vẫn nằm ngoài thân đê, chưa thực hiện tái định cư.

Cũng theo ông Thực, cách đây gần 10 năm, người dân ở đây được thông báo có dự án di dời nên không được xây dựng, cơi nới nhà cửa, mọi thứ giữ nguyên để kiểm kê tài sản. Theo thời gian, nhà cửa dột nát, hư hỏng, cộng với đó, khi đê mới được thi công, vào những khi trời mưa, nước từ thân đê tràn xuống nhà dân không có chỗ thoát, nước ứ đọng cả tháng trời rất ô nhiễm, cây trồng trong vườn úng nước mà chết.

Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án đầu tư di chuyển, nâng cấp đoạn đê Cầu Dâu tại huyện Đô Lương được đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 5924/QĐ.UBND-NN ngày 8/12/2010, do liên danh Công ty Xây dựng tổng hợp 19/5 và Công ty CP Xây dựng - Dịch vụ tổng hợp Lam Sơn tiến hành.

Được biết, khi tiến hành thi công dự án, đoạn đê mới có chiều dài gần 2 km sẽ được dời ra sát với bờ sông Lam. Phần đê mới di chuyển này chủ yếu nằm trọn trên địa phận khối 1, thị trấn Đô Lương, chia cắt khối này ra hai bên. Theo đó, khối 1 có hơn 250 hộ thì hơn một nửa (cả bị ảnh hưởng trực tiếp lẫn vùng ngoài đê) phải di chuyển tái định cư, trong đó có khoảng 80 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp đã được di dời đến điểm tái định cư do chủ đầu tư xây dựng. Số hộ dân còn lại vùng ngoài đê được di chuyển đến khu tái định cư do UBND huyện xây dựng, khu vực này nằm trên địa bàn khối 10, thị trấn Đô Lương. 

Do gặp phải nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai xây dựng, đến nay, sau gần 10 năm thi công, dự án nâng cấp đê Cầu Dâu mới cơ bản hoàn thành, chỉ còn việc “hàn khẩu” một đoạn ngắn, do đang trừ phần đường đi lại cho người dân ở ngoài đê. Tuy nhiên, ngày 7/3/2018, đơn vị thi công đưa máy móc, thiết bị và nhân công đến “hàn khẩu” đoạn đê cuối cùng dài khoảng 10 m (trước đây trừ đường đi lại cho người dân - P.V) thì vấp phải sự phản ứng quyết liệt của người dân. Bởi, người dân ở đây cho rằng, nếu đoạn đê này được đắp xong, sẽ còn hơn 100 hộ dân ngoài đê bị chia cắt, khó khăn trong việc đi lại, học tập của con em.

Hơn 100 hộ dân ở ngoài đê Cầu Dâu yêu cầu được di dân trước khi “hàn khẩu”
Hơn 100 hộ dân ở ngoài đê Cầu Dâu yêu cầu được di dân trước khi “hàn khẩu”

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Đô Lương cho biết: Vừa qua, đơn vị thi công có nhờ địa phương đến hiện trường để bảo vệ thi công “hàn khẩu” đoạn đê cuối cùng, tuy nhiên, người dân ở đó đã phản ứng rất quyết liệt nên chúng tôi đề nghị nhà thầu tạm dừng việc đắp đê. Cũng theo ông Hải, đến thời điểm hiện nay, đã có 86 hộ dân trên tổng số 110 hộ ở ngoài đê đã đồng ý phương án di chuyển đến khu tái định cư mới; đồng thời, UBND tỉnh cũng đã giao cho UBND huyện phải hoàn thành việc di dời các hộ dân ngoài đê trước ngày 30/5/2018. Tuy nhiên, hiện phương án cụ thể di dời như thế nào cũng như việc đổi đất, cấp đất đang được UBND huyện trình văn bản xin ý kiến tỉnh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, phương án thực hiện di dời ban đầu được đưa ra cho các hộ dân ngoài đê theo hình thức “đất đổi đất”, nghĩa là Nhà nước sẽ cấp đất cho các hộ dân tại khu tái định cư vừa xây dựng ở khối 10, thị trấn Đô Lương, đồng thời người dân phải di chuyển và trả lại đất nơi ở cũ. Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều hộ chưa đồng ý, vì đất và tài sản nơi ở cũ rất nhiều nhưng khi đến nơi ở mới, chỉ được cấp đất theo quy định.

Trở lại việc “hàn khẩu” đoạn đê cuối cùng dự án nâng cấp đê Cầu Dâu, ghi nhận thực tế cho thấy, cách vị trí đơn vị thi công chuẩn bị “hàn khẩu” khoảng 10 m, có một con đường vắt ngang thân đê với độ dốc ước chừng khoảng 25 độ, chiều dài ước lượng trên dưới 100 m. Theo đó, khi “hàn khẩu” đoạn đê cuối cùng, người dân khu vực ngoài đê muốn đi vào khu vực thị trấn và ngược lại sẽ phải vòng lên đoạn đường nói trên. Tuy nhiên, người dân ở đây không đồng ý với phương án này, bởi đoạn đường trên khá dốc, lại là đường dẫn ra mỏ cát ngoài bờ sông, hàng ngày có rất nhiều xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng qua lại.

.

Đ.Thắng - N.Ngân

.