Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201403/hai-vo-chong-chung-mot-noi-dau-457977/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201403/hai-vo-chong-chung-mot-noi-dau-457977/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Hai vợ chồng chung một nỗi đau - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 03/03/2014, 09:26 [GMT+7]

Hai vợ chồng chung một nỗi đau

(Congannghean.vn)-Ông Nguyễn Trọng Hữu (73 tuổi) và vợ là Nguyễn Thị Lạn (68 tuổi) trú tại xóm 13, xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) hàng chục năm nay ngậm đắng nuốt cay đi tìm chân lý. Nếu ông Hữu bị buộc thôi việc trong một quyết định không ký tên, đóng dấu thì bà Lạn lại vô dưng vô cớ bị cắt mất tiền trợ cấp hàng tháng cho gần 40 năm công tác tại địa phương.
 
Chồng thôi việc vì một quyết định không ký tên, đóng dấu
 
Năm 1960, sau khi tốt nghiệp Trung cấp Thủy lợi tại Học viện Thủy lợi - Điện lực, ông về công tác tại Hạt Nông Giang huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) thuộc hệ thống Công ty Thủy nông Sông Chu, với vai trò cán bộ kỹ thuật. Năm 1969, ông được chuyển sang làm Hạt trưởng Hạt Thủy nông Nông Giang rồi chuyển về Phòng Quản lý, điều tiết nước. Quá trình công tác, ông có nhiều ý tưởng hay, sáng kiến tốt, làm lợi cho đơn vị, nhưng không hiểu sao, năm 1973, ông bị buộc chuyển về Ty Thủy Lợi Nghệ An chỉ bằng một phiếu chuyển viết tay.
 
Về công tác tại đơn vị mới, ông không được làm đúng công việc chuyên môn mà phải quản lý, điều tiết, chuyên chở vật tư. Năm 1975, trong một chuyến chở hàng từ Quỳnh Lưu về cho đơn vị, ông cùng lái xe đã để xe đi qua phía bên kia cầu Bến Thủy. Thời điểm ấy, các phương tiện giao thông muốn đi từ tỉnh này sang tỉnh khác phải có “lệnh” của cơ quan quản lý. Sau sự cố đáng tiếc này, ông bị khai trừ khỏi Đảng và ngày 19/8/1975, Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 779-TCCB/QĐ, buộc thôi việc, đưa ra khỏi biên chế cơ quan. Điều đáng nói, ông chỉ nhận được bản phôtô công chứng, phần ký quyết định không được ký tên, đóng dấu. Về địa phương, con đông, ông lăn vào sản xuất nuôi sống gia đình và vẫn luôn canh cánh nỗi lòng: “Dẫu biết mình oan trái nhưng phải ngậm đắng nuốt cay. Thời ấy, bị thôi việc nhục nhã lắm, mọi người đều nhìn mình bằng con mắt xoi mói, đầy ác cảm. Việc bị chuyển về Ty Thủy lợi Nghệ An rồi xảy ra sự cố dẫn đến việc khai trừ ra khỏi Đảng, buộc thôi việc thực tôi nghĩ đó là một kịch bản đã được dựng sẵn để trù dập cá nhân tôi. Từ năm 1977 đến nay, bao nhiêu lần tôi đi minh oan cho mình nhưng vẫn chưa tìm thấy chân lý.” - Ông Hữu rầu rĩ.
 
Hàng chục năm nay, hai vợ chồng già đi tìm công lý
Hàng chục năm nay, hai vợ chồng già đi tìm công lý
 
Vợ vô cớ bị cắt tiền trợ cấp hàng tháng
 
Nếu ông Hữu bị đuổi việc bằng một quyết định không ký tên đóng dấu thì vợ ông, bà Nguyễn Thị Lạn lại bị cắt tiền trợ cấp hàng tháng mà không có quyết định và cũng không một lời giải thích.
 
Từ năm 1960 đến 1996, bà Lạn trải qua nhiều vị trí công tác quan trọng, từ Bí thư Chi đoàn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, Hội trưởng Hội Phụ nữ xã, Bí thư Đoàn xã, Đội phó Đội sản xuất... Với sự cống hiến ấy, Chủ tịch UBND huyện Đô Lương quyết định cho bà được hưởng trợ cấp thường xuyên, khoản trợ cấp này do ngân sách xã của tỉnh đài thọ. Ngày ra văn bản để bà Lạn được trợ cấp thường xuyên là 1/3/1993, chính thức được hưởng từ 1/3/1993. Tuy nhiên, cả hai số 3 trong văn bản này đều có bút tích sửa chữa từ một chữ số khác. Bên trái văn bản có dòng chữ viết tay và chữ ký không rõ họ tên: “Ghi chú: chi trả từ 1/12/1994, mức phụ cấp 30.000 đồng/tháng”. Ngày vui ngắn chẳng tày gang, năm 1998, UBND xã Thượng Sơn thông báo trợ cấp thường xuyên của bà bị cắt mà không một lời giải thích cũng không có quyết định cắt trợ cấp. Cùng đợt với bà Lạn còn có các chức danh khác như Cửa hàng trưởng, Văn phòng Ủy ban, Hội trưởng Hội phụ nữ xã, Chủ tịch xã, Xã đội phó cũng bị cắt chế độ. Khi bà lên xã hỏi thì chỉ nhận được câu trả lời, đợt này có 10 người bị cắt, sau khi xem xét thì chỉ còn 6 người bị cắt chế độ, trong đó có bà.
 
Chúng tôi được bà Lạn cung cấp bản phôtô cuốn Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Thượng Sơn (1930 - 2010) do ông Nguyễn Công Thắng - Bí thư Đảng ủy xã chịu trách nhiệm nội dung. Điều khó hiểu là, trong danh sách BCH Đảng bộ, Chi bộ Thượng Sơn qua các nhiệm kỳ, tại trang 181, nhiệm kỳ 1963 - 1965 (bầu tháng 5/1963) và nhiệm kỳ 1965 - 1967 (bầu tháng 5/1965) lại xuất hiện cùng lúc 2 Bí thư Đoàn gồm bà Nguyễn Thị Thưu và bà Nguyễn Thị Lạn. Bà Lạn khẳng định, hai khóa liên tục này, bà làm Bí thư Đoàn xã chứ không phải bà Thưu. Nghi ngờ có điều uẩn khúc và đem sự việc này lên hỏi, ông Nguyễn Công Thắng - Bí thư Đảng ủy xã nói rằng, xã nhầm, sẽ sửa chữa lại. Liệu, đây chỉ là sự nhầm lẫn hay cố ý và có liên quan đến việc bà Lạn bị cắt chế độ hay không cần được làm sáng tỏ.
 
Một công dân bị đuổi việc bằng một quyết định chỉ là bản sao công chứng, không được ký tên, đóng dấu và một công dân bị cắt chế độ trợ cấp thường xuyên, không có quyết định cần được các cơ quan chức năng làm rõ.
.

Văn Dũng