Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201211/24092-tro-ve-sau-20-nam-bi-lua-ban-394284/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201211/24092-tro-ve-sau-20-nam-bi-lua-ban-394284/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Trở về sau 20 năm bị lừa bán - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 13/11/2012, 08:13 [GMT+7]
24092

Trở về sau 20 năm bị lừa bán

Chị vừa trở về nhà sau những biến cố thăng trầm của số phận, 20 năm mà ngỡ như dài nửa thế kỷ. Một sáng cách đây chưa lâu, chị bất ngờ xuất hiện trước cửa nhà tại xã Hậu Thành khiến cho tất thảy mọi người không giấu được cảm xúc ngỡ ngàng, vỡ òa sung sướng.
 
Còn chị, trong dáng vẻ gầy gò, tiều tụy đến đáng thương, cũng chết lặng trước cảnh cũ người xưa. Để có được ngày hạnh ngộ hôm nay trên chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình, chị kể rằng, phải mất cả năm trời lên kế hoạch, và tích cóp tiền bạc làm lộ phí đi đường.
 
Hai mươi năm trước, chị bị hai người phụ nữ lừa ra Hà Nội làm việc, nhưng kỳ thực là để bán chị cho một người đàn ông Trung Quốc đã có vợ nhưng hiếm muộn con cái. Chuyện chị bị biến thành món hàng, mặc cả bao nhiêu tiền, chị hoàn toàn không được biết. Trong thương vụ này, chị chỉ là một nạn nhân.
 
Chị, ngay từ lúc sinh ra đã thiếu may mắn, mẹ mất sớm, cha lấy vợ hai nên phải sống với gì ghẻ từ tấm bé. Không được đến trường, không một lần yêu, chị chấp nhận về làm vợ lẽ của một người đàn ông hơn mình gần 30 tuổi, đã có vợ con đề huề nhưng vẫn muốn cơi nới để kiếm thằng con trai nối dõi tông đường.
 
Chị Đào Thị Hường
Năm ấy, chị 32 tuổi. Cũng chẳng biết vì sao chị lại chấp nhận sự thật trái ngang đó. Làm vợ lẽ chưa đầy hai năm, chị đã sinh được hai đứa con, đủ nếp đủ tẻ. Với chị, thế là tròn bổn phận, ngày ngày lam lũ nuôi con và chăm chồng.
 
Biến cố cuộc đời xảy ra khi đứa con gái út của chị vừa tròn hai tuổi. Ấy là vào cuối năm 1992, trong một lần chị sang làng bên kiếm tiền về nuôi chồng con thì gặp một người phụ nữ, chị cũng chẳng nhớ rõ tên tuổi, quê quán người này.
 
Chỉ biết rằng, sau đôi ba lần lân la trò chuyện, chị ta ngỏ ý muốn giúp chị kiếm việc làm nhẹ nhàng, đỡ vất vả mà lại lương cao. Dĩ nhiên, chị đã tin vào cái viễn cảnh ấy, dù biết rằng công việc đó phải ra tận Hà Nội, xa chồng con hàng tháng trời.
 
Một đêm mưa gió sầm sập, đang ôm con ngủ, chị bị đánh thức bởi người đàn bà lạ: “Dậy đi ngay, sáng mai chỗ làm cần người, không đi là mất cơ hội”. Nháo nhào vơ vội bộ quần áo, chị vội vã lên xe mà không kịp từ biệt chồng con.
 
Có ngờ đâu, lần đi ấy đã đưa chị cách biệt bảy nghìn hai trăm ngày có lẻ bởi sau giấc ngủ mệt, tỉnh dậy chị đã bị đưa ra khỏi biên giới Việt – Trung. Khi hiểu ra mình bị lừa sang Trung Quốc bán cho một người đàn ông trung niên đã có vợ, thì cuộc mặc cả đôi bên đã đến hồi ngã giá.
 
Không biết tiếng Trung, không hiểu ngôn ngữ tập quán, chị sống đời làm vợ mà như đứa ở trong ngôi nhà rách, ngày ngày thui thủi làm lụng, cần trao đổi thì ra hiệu bằng tay.
 
Vài lần định trốn song bị phát hiện, nhừ đòn nên chị không dám tái diễn. 5 năm sống cảnh “địa ngục trần gian”, chị sinh hạ được một đứa con gái. “Nó là cứu cánh cho cuộc đời tui, vơi đi phần nào nỗi nhớ con cái và nhớ nhà quay quắt từng đêm.
 
Có con, chồng cũng bớt đánh đập và “buông lỏng” quản lý hơn”, chị Hường xa xăm nhớ lại. Chị cho biết thêm, năm tháng làm vợ, làm mẹ trên đất nước Trung Quốc thực sự là quãng thời gian lấy đi của chị tuổi xuân, nhan sắc, sức khỏe và cả ý chí, nghị lực sống.
 
Ngày, chị phải lao động quần quật, làm đủ thứ việc nặng nhọc; đêm về hầu hạ đại gia đình từ cơm ăn, nước uống đến giặt giũ. Đó là chưa kể đến những trận đòn roi như cơm bữa mà gã chồng hờ thô lỗ có thể trút xuống tấm lưng gầy của chị bất cứ lúc nào.
 
Đoạn trường lưu lạc của chị chỉ khép lại khi chị tình cờ gặp một người phụ nữ đồng cảnh ngộ, quê ở Hải Dương cũng bị lừa bán sang làm vợ tại đây. Hai chị quyết định âm thầm lên kế hoạch bỏ trốn. Cũng phải mất cả năm trời mới quyên góp đủ tiền làm lộ phí, tìm hiểu đường đi lối lại, chị và người bạn đồng hành mới dám tìm đường trở về.
 
“Bí mật hẹn nhau ở chợ, sau đó chúng tôi cùng đi bộ đường rừng để tránh bị phát hiện. Chỉ đến khi đặt chân đến biên giới, với sự giúp đỡ của nhiều người, trong đó có cả những người chưa từng quen biết, hai chị em cứ thế ôm nhau khóc”, chị Hường nhớ lại khoảnh khắc ngày về.
 
Hai mươi năm, có quá nhiều thứ ở quê nhà đã thay đổi so với ngày trước, song điều chị thấy hạnh phúc là tình người vẫn ấm áp như ngày nào. Nghe tin chị trở về, bà con chòm xóm kéo đến chật kín nhà chia vui, giúp chị ổn định lại cuộc sống.
 
Điều làm chị ấm lòng hơn cả là những đứa con, bao gồm cả con riêng của chồng với vợ cả và hai đứa con ruột thịt, đã chia sẻ nỗi đau mà chị phải nếm trải trong thời gian qua, chúng động viên chị vượt qua mặc cảm để sống tốt những ngày còn lại cuối đời trong vòng tay yêu thương của con cháu.
 
Hai mươi năm lẻ, nay chị mới thực sự cảm nhận được tình yêu thương tại nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Dù còn khó khăn về vật chất, song chị tin rằng, đoạn trường số phận của mình có lẽ đã thôi bầm dập. 60 tuổi đời, nay chị mới thực sự được sống thật với cuộc đời của chính bản thân mình.

Thành Thảo
.