Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201211/24053-gieo-chu-sau-song-sat-394317/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201211/24053-gieo-chu-sau-song-sat-394317/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Gieo chữ sau... song sắt - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 10/11/2012, 09:30 [GMT+7]
24053

Gieo chữ sau... song sắt

Bao gồm cả lớp học dành cho phạm nhân mới nhập trại, sắp tái hoà nhập cộng đồng và cả những phạm nhân mù chữ, một thời dọc ngang vùng vẫy ngoài xã hội, nay bắt đầu lại với cuộc đời bằng những con chữ i tờ.

Những lớp học trong trại giam được tổ chức không định kỳ. Ngoại trừ các lớp tái hoà nhập cộng đồng, được triển khai vào các dịp đặc xá, giảm án hằng năm. Dạy chữ cho phạm nhân, thoạt nghe có vẻ chỉ là công việc đặc thù, thường niên mà cán bộ trại giam phải làm. Thế nhưng, chuyện những người thầy nơi lớp học, cũng bảng đen phấn trắng, thầy khoác quân hàm còn trò “đồng phục” - những bộ quần áo sọc dọc ấy lại là việc làm hết sức kiên trì, không chỉ đơn thuần là dạy chữ, mà còn phải dạy người, dạy cách hướng thiện.

Tính đến thời điểm này, Trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An) có trên 3.160 phạm nhân đủ các độ tuổi, các mức án đang được giam giữ và cải tạo tại đây. Hằng năm, ngoài các lớp học tập chính trị, pháp luật, thời sự và giáo dục công dân tổ chức cho tất cả các phạm nhân, đơn vị còn phối hợp với Phòng GD & ĐT huyện Thanh Chương tổ chức lớp xóa mù cho những phạm nhân chưa biết đọc, biết viết.
 
Một lớp học xóa mù chữ được tổ chức tại trại giam
 
Những người thầy đặc biệt - cán bộ của Đội quản lý giáo dục - lúc này vừa làm nhiệm vụ chuyên môn, vừa kiêm luôn việc biên soạn giáo án, tổ chức bài vở và cách dạy sáng tạo để dạy cho phạm nhân. Mỗi năm, Trại giam số 6 tổ chức 2 lớp xóa mù, đảm bảo tất cả các phạm nhân khi vào cải tạo tại đây đều biết đọc, biết viết.
 
Trung tá Nguyễn Viết Sinh, một “người thầy” có thâm niên hàng chục năm dạy chữ cho phạm nhân chia sẻ, tâm lý chung của bất cứ phạm nhân nào khi vào đây cũng mặc cảm lỗi lầm và bất mãn, nên để cầm tay nắn nót từng nét chữ luôn là việc làm rất khó khăn. Khó, nhưng không có nghĩa là không làm được, bởi thực tế tất cả phạm nhân tại đây đều đã được xóa mù.

Gọi là lớp học, song dạy chữ trong trại giam thực sự là việc làm khó, đòi hỏi người thầy - người cán bộ trại giam phải tận tâm, tận tụy và yêu nghề. Cũng bảng đen phấn trắng, cũng là những “học trò” đúng nghĩa song xen lẫn giữa những mái đầu xanh dưới lớp là mái tóc bạc, hình xăm, vết sẹo… mỗi dấu vết trên cơ thể là minh chứng cho thành tích bất hảo, vùng vẫy một thời ngoài xã hội.
 
Hơn bao giờ hết, sự mặc cảm lỗi lầm là cản trở lớn nhất để đưa kiến thức đến với người học. Với người thầy trong trại giam, điều quan trọng nhất là phải hiểu được tâm lý cũng như biết về quá khứ bất hảo của từng “học sinh” để có cách dạy hợp lý.
 
Về những khó khăn trong công tác dạy chữ cho phạm nhân, thượng tá Bùi Minh Châu, Phó Giám thị Trại giam số 3 cho hay, đặc thù của đơn vị là giam giữ những phạm nhân có án cao, những phần tử cộm cán ngoài xã hội. Cùng với những tay anh chị thì một bộ phận không nhỏ khác mang án tù trên dưới 20 năm thường là đồng bào dân tộc thiểu số, án ma túy hoặc giết người. Chính bởi vậy, công tác dạy chữ cho phạm nhân, dù xác định rất khó khăn song hàng năm đơn vị luôn chú trọng.
 
Ở đây, ngoài đội ngũ giáo viên tận tâm, đơn vị còn biết khai thác những phạm nhân trí thức, trước đây đã từng là giáo viên, hoặc có thời gian tu nghiệp ở nước ngoài “lên lớp”, nói chuyện với các học trò như phạm nhân Trần Hồng Chương, phạm nhân Nguyễn Văn Chung và việc làm này luôn mang lại hiệu quả khả quan, bất ngờ.
 
Thực tế, đây cũng là cách làm hiệu quả được áp dụng tại Trại giam số 6, với những phạm nhân “giáo viên”, vì chút cám dỗ phù hoa nên sa ngã, nay đang nỗ lực làm lại cuộc đời bằng cách giúp nhiều phạm nhân khác đồng cảnh ngộ cải tạo tốt.

Chưa có thống kê chính thức, song thực tế ai cũng ghi nhận được là gần như phần lớn phạm nhân khi vào trại chưa biết đọc, biết viết đều thừa nhận, họ vi phạm pháp luật là do không hiểu biết.
 
Qua những lớp dạy chữ, dạy người này, ý thức cải tạo đã được nâng lên rõ rệt và đối với những người đã được trang bị kiến thức, sau khi ra trại đã không tái phạm. Thậm chí, có những người vừa trở về cộng đồng đã bị kẻ xấu đến rủ rê, lôi kéo nhưng đã kiên quyết quay lưng với cái xấu. Điều này được thể hiện qua những lá thư (nhiều chỗ còn sai chính tả) mà những học trò này gửi về để tri ân thầy.
 
Theo đánh giá của các đơn vị trại giam, việc tổ chức các lớp học xóa mù chữ là một trong những hình thức giáo dục phạm nhân hiệu quả nhất. Không chỉ giúp phạm nhân biết đọc, viết mà còn nhận thức được pháp luật, hiểu ra lỗi lầm trong quá khứ, đồng thời có thêm nghị lực để xóa bỏ mặc cảm, cải tạo tốt trên con đường hướng thiện, tái hòa nhập cộng đồng.

Thiên Thảo
.