Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//binh-yen-xu-nghe/201405/30-nam-ay-biet-bao-nhieu-tinh-483237/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//binh-yen-xu-nghe/201405/30-nam-ay-biet-bao-nhieu-tinh-483237/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
30 năm ấy biết bao nhiêu tình... - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 12/05/2014, 09:04 [GMT+7]

30 năm ấy biết bao nhiêu tình...

“Mỗi bài viết là một lời cảnh báo”

Ngày 19/5/2014 này, Báo Công an Nghệ An đánh dấu cột mốc trưởng thành 30 tuổi. 30 năm kể từ ngày phát hành số đầu tiên đúng vào dịp kỷ niệm 94 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tờ báo an ninh của tỉnh nhà đã có những bước đi vững chắc và phát triển thành một tờ báo có uy tín trong lòng độc giả. Hướng tới ngày kỷ niệm 30 năm, Báo Công an Nghệ An giới thiệu với bạn đọc những bài viết của các phóng viên, cộng tác viên, những người đã, từng và đang gắn bó với sự phát triển của tờ báo từ những ngày mới ra đời cho đến hôm nay. Đó là những lời tâm sự, lời tri ân mà chúng tôi muốn gửi đến độc giả trong những ngày đặc biệt này.
 
*Niềm vui “nhân đôi” của một gia đình thân nhân liệt sĩ
 
“Từ nay gia đình tôi không còn phải nơm nớp lo sợ mỗi khi mùa bão lũ về, ngôi nhà nhỏ kiên cố đã thay thế vĩnh viễn chiếc nốc xi măng cũ nát. Gia đình tôi nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các ban, ngành, đoàn thể các cấp từ trung ương đến địa phương là nhờ vào tiếng nói kịp thời của Báo Công an Nghệ An…”. Đó là những lời chia sẻ của bà Phan Thị Thanh trú tại xóm 6, xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên.
 
Tình cờ trong một lần trò chuyện với anh bạn đồng nghiệp, tôi biết đến hoàn cảnh “đặc biệt” của một gia đình thân nhân liệt sĩ. Cả gia đình ấy có đến 3 người thân đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thế nhưng, hơn 30 năm qua, gia đình họ đang phải sống lênh đênh trên chiếc nốc xi măng cũ kỹ, tồi tàn, hàng ngày vẫn neo đậu dưới chân cầu Cửa Tiền (TP Vinh). Có được thông tin, tôi nhanh chóng tới địa chỉ như đã biết. Cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt tôi là chiếc nốc xi măng đã cũ với những vết loang lổ hai bên, phía trên được che đậy bởi những tấm bạt nilon cũ nát, phất phơ trong gió.
 
Trong khoang thuyền chật hẹp hơn 3m2, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Liệu và bà Phan Thị Thanh kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện của gia đình. Bà Thanh nói, chiếc nốc này trước đây dùng để vận chuyển cát thuê, kiếm tiền nuôi sống cả nhà, nhưng giờ đây nó đã hư hỏng không thể chở cát được nữa. Với lại, chúng tôi tuổi cũng đã cao, ông Liệu bị bệnh tai biến nặng, tay phải không thể duỗi thẳng, bước đi lê lết rất khó khăn…
 
Chiếc nốc xi măng cũ nát - nơi trú ngụ hơn 30 năm của gia đình bà Thanh
Chiếc nốc xi măng cũ nát - nơi trú ngụ hơn 30 năm của gia đình bà Thanh
 
Đưa mắt nhìn quanh một lượt, tôi không khỏi chạnh lòng bởi trong chiếc thuyền tuềnh toàng này không có bất cứ vật dụng gì đáng giá. Phía cuối nốc xi măng được che bởi một tấm rèm mỏng, trên đó là bàn thờ và di ảnh của 3 liệt sĩ… Cảm nhận ban đầu của tôi về hoàn cảnh gia đình này không khác là mấy so với lời kể của anh bạn tôi - họ đang “sống mòn” trên chiếc nốc cũ.
 
Qua lời kể của bà Thanh mới biết, đôi vợ chồng già này đến với nhau trong một hoàn cảnh hết sức éo le, bi đát. Bà Thanh có chồng là liệt sĩ, một mình nuôi con, ông Liệu có vợ và bố là liệt sĩ cũng một mình nuôi con, họ gặp nhau trong cảnh kẻ côi phu, gặp người góa phụ mà nên duyên chồng vợ. “Tưởng rằng, số phận hẩm hiu của chúng tôi đã được ông trời thương tình, nhưng ai ngờ cái nghèo, cái đói cứ bám riết lấy gia đình tôi. Bởi vậy, cả nhà này chỉ mình tôi biết chữ thôi, con cái đều thất học cả, cha mẹ nghèo là con khổ. Nhưng khổ mấy chúng tôi cũng chịu được. Không học hành được thì đi làm thuê kiếm sống, còn mong muốn lớn nhất của gia đình là có được một mảnh đất “cắm dùi” để dựng căn nhà, có nơi hương khói đàng hoàng cho vong linh các liệt sĩ, nhưng sao mà khó đến vậy!” - bà Thanh chua chát nói.
 
Từ những thông tin có được, tôi đã tìm hiểu những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các gia đình có công với cách mạng rồi viết bài phản ánh, mong rằng các cấp, ngành sớm xem xét, giải quyết quyền lợi chính đáng của một gia đình chính sách.
 
Ngày 14/10/2012, chúng tôi đã đăng tải bài viết Gia đình thân nhân liệt sĩ mòn mỏi chờ xét duyệt cấp đất; ngày 20/3/2013, bài viết Cần đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho thân nhân người có công tiếp tục được đăng tải. Nội dung các bài báo tập trung phản ánh về hoàn cảnh và nguyện vọng tha thiết của một gia đình thân nhân liệt sĩ xin được cấp đất ở để dựng nhà. Sau khi các bài báo được đăng tải, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành địa phương nên gia đình bà Phan Thị Thanh đã được xét duyệt cấp một lô đất theo định giá Nhà nước, có diện tích 220m2, tại xóm 6, xã Hưng Lam (Hưng Nguyên).
 
Tiếp đó, được sự quan tâm của các ban, ngành, đoàn thể, tháng 9/2013, công trình xây dựng Nhà tình nghĩa cho gia đình bà Thanh được khởi công xây dựng, với tổng kinh phí 145 triệu đồng. Trong đó, tổ chức Công đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hỗ trợ 20 triệu đồng; Công đoàn Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh hỗ trợ 30 triệu đồng; Công đoàn viên chức tỉnh Nghệ An chịu trách nhiệm khâu nối và theo dõi quá trình thi công. Từ tháng 11/2013, ngôi nhà trên được bàn giao cho gia đình bà Thanh sử dụng. Đúng như ước nguyện, sau khi có tấc đất “cắm dùi”, có nhà mới để ở, gia đình bà Thanh đã soạn sửa bàn thờ thật trang trọng để vong linh các liệt sĩ được an lòng.
 
Vợ chồng bà Thanh, ông Liệu trong ngôi nhà nhỏ ấm cúng
Vợ chồng bà Thanh, ông Liệu trong ngôi nhà nhỏ ấm cúng
 
Một ngày đầu tháng 5 này, tôi có dịp trở lại thăm gia đình bà Thanh, ông Liệu. Trong ngôi nhà nhỏ, đôi vợ chồng già hết sức vui mừng, phấn khởi. Bà Thanh cho biết, từ ngày về đây, bệnh tình của ông Liệu đã đỡ hơn rất nhiều. Có không gian rộng nên ông có thể tự đi lại và cố gắng làm một số việc nhỏ trong nhà. Còn bà vẫn công việc cũ, hàng ngày đạp xe ra chợ Vinh bán chè xanh, kiếm thêm ít tiền mua gạo. Dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn nhưng giờ đây, nơi ăn, chốn ở của gia đình không còn phải lo lắng nữa!
 
Về với mảnh đất Hưng Lam, gia đình bà Thanh lại được đón nhận thêm một niềm vui bất ngờ khác, bà Thanh đã tìm lại được gốc tích người cha ruột và 7 người anh, em trong gia đình do thất lạc nhau nhiều năm nay.
 
“Gần cuối cuộc đời, gia đình tôi thật vui mừng có được mảnh đất để làm nhà như ước nguyện. Đặc biệt, tôi đã tìm lại được gốc tích của chính mình và có thêm những người thân ruột thịt. Gia đình tôi chỉ biết nói rằng, xin cảm ơn Báo Công an Nghệ An đã giúp chúng tôi có được niềm vui trọn vẹn như ngày hôm nay”, bà Thanh nói thêm.
.

Đức Thắng