Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//an-ninh-trat-tu/canh-giac/201511/trung-tam-ho-tro-nguoi-ngheo-trong-phat-trien-nong-thon-moi-tai-nghe-an-to-chuc-nhan-dao-hay-tro-hoat-dong-bat-hop-phap-649439/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//an-ninh-trat-tu/canh-giac/201511/trung-tam-ho-tro-nguoi-ngheo-trong-phat-trien-nong-thon-moi-tai-nghe-an-to-chuc-nhan-dao-hay-tro-hoat-dong-bat-hop-phap-649439/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tổ chức nhân đạo hay 'trò' hoạt động bất hợp pháp? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 28/11/2015, 14:23 [GMT+7]
Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới tại Nghệ An

Tổ chức nhân đạo hay 'trò' hoạt động bất hợp pháp?

(Congannghean.vn)-Bằng hình thức vận động nông dân tham gia góp tiền theo hình thức kinh doanh đa cấp và được hưởng lợi tùy theo mức tiền đóng góp, thời gian gần đây, hoạt động của Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới chi nhánh tại Nghệ An đang gây sự chú ý của dư luận.

Bí mật thông tin thành viên

Sáng 24/11, chúng tôi có mặt tại văn phòng Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới chi nhánh tại Nghệ An nằm trong khuôn viên Hợp tác xã Phong Toàn trên đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập, TP Vinh.

Theo ấn tượng ban đầu, đây là một trung tâm hoạt động chính danh với mục đích nhân đạo là hỗ trợ người nghèo, được rất nhiều lãnh đạo và người có uy tín trong xã hội tham gia ủng hộ. Ngay vị trí trang trọng nhất của căn phòng được trưng một tấm phông rộng, đề tên “Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới”.

Trong phòng còn trưng bày một số panô, khung ảnh với những hình ảnh và thư kêu gọi ủng hộ chương trình “Trái tim Việt Nam” của những cá nhân có uy tín (như Giáo sư Vũ Khiêu - AHLĐ, Chủ tịch danh dự chương trình; bà Lê Hằng, đại sứ thiện chí vì sự phát triển nông thôn; Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát…). Cạnh đó là bảng “mẫu đơn tình nguyện tham gia” và “các chính sách hỗ trợ cho các thành viên, tổ chức hoặc cá nhân tham gia chương trình Trái tim Việt Nam”. Tất cả tạo cho những người đặt chân đến Trung tâm cảm giác tin tưởng về hoạt động hợp pháp, minh bạch và thiện nguyện.

 Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới chi nhánh Nghệ An trên đường Lý Tự Trọng, TP Vinh
Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới chi nhánh Nghệ An trên đường Lý Tự Trọng, TP Vinh

Khi được hỏi về mục đích chương trình, cách thức huy động và các chính sách hỗ trợ đối với khách hàng, ông Hoàng Khắc Lai, người trực tiếp trao đổi tự xưng là hội viên của Trung tâm, được giao “trực văn phòng” tỏ vẻ nghi ngại, e dè với phóng viên và đưa ra lý do “lãnh đạo Trung tâm đi vắng, ông cũng chỉ là khách hàng”. Với mục đích được ông trả lời với vai trò là “hội viên” của Trung tâm, ông Lai đã đồng ý tiếp chúng tôi. “Tôi tham gia tại Trung tâm từ ngày 20/7/2015 bằng “gói” trị giá 1,2 triệu đồng.

Từ đó đến nay, đến ngày 15 hàng tháng đều được nhận tiền hỗ trợ, tháng đầu tiên được 50.000 đồng, tháng kế tiếp được 200.000 đồng, đến gần đây là 500.000 đồng. Theo như cam kết, sau 16 tháng thì bản thân sẽ nhận được 5,7 triệu đồng/khách hàng. Tôi tin vào chủ trương của Trung tâm khi hoạt động hướng đến người nghèo và khách hàng tự tìm đến với chúng tôi. Còn chúng tôi không mua, không bán, không lợi nhuận”, ông Lai nói. 

Nhưng khi đề nghị được cung cấp thông tin về số lượng và danh tính thành viên thì ông trả lời rằng không thể cung cấp, phải chờ lãnh đạo Trung tâm về làm việc trực tiếp. “Toàn bộ hồ sơ và tiền của các thành viên tham gia đều gửi ra Trung tâm ở Hà Nội. Ngoài ấy “bắn” về cho khách hàng bao nhiêu thì chúng tôi cũng không biết vì đều qua mạng internet...”, ông Lai cho biết thêm. Trước khi ra về, ông không quên dặn: “Các anh đừng nghe họ (dư luận - P.V) nói mà phải tin vào Trung tâm!”.

Sau đó, chúng tôi quyết định tìm đến các “khách hàng” của Trung tâm và phải khó khăn lắm mới lần ra được danh tính của một số người tham gia. Phần lớn những người này đều ngại tiết lộ về người tuyên truyền, vận động, giới thiệu mình. Ngay cả khi đã nhận lời chia sẻ, họ cũng chỉ cung cấp thông tin ở một chừng mực nhất định, chủ yếu là ca ngợi hết lời về tính thiện nguyện của chương trình và những lợi ích mà người tham gia nhận được. Nhiều người sau khi tiếp xúc đã gọi điện, nhắn tin phủ nhận hoặc không muốn nêu tên trên báo chí.

Hoạt động không minh bạch, rõ ràng

Tiếp chúng tôi tại nhà riêng ở xã Nghi Kim, TP Vinh, chị Nguyễn Thị Ng. cho biết, chị vẫn mong những thông tin mà tivi, đài báo nêu ra liên quan đến hoạt động của Trung tâm trong thời gian gần đây là không có cơ sở. Từng là một hội trưởng chi hội phụ nữ, chị có điều kiện tiếp cận và đã tạo được lòng tin với nhiều người dân trên địa bàn.

Khi được giới thiệu về hoạt động của Trung tâm này, chị đã xem đây như một cơ hội để giúp các chị em trong vùng vươn lên thoát nghèo, được tiếp cận với các kiến thức và kinh nghiệm làm giàu. Vì thế, chị đã giới thiệu một số người khác cùng tham gia, mở rộng mạng lưới của mình. Tuy nhiên, sau một thời gian, chị cũng ngờ ngợ về việc làm của mình nên khi có nhiều người muốn tham gia, chị và các chị em khác cũng có chút phân vân, thận trọng khi giới thiệu.

Tham gia “cho có phong trào” nên sau khi tự mua cho mình 3 suất ủng hộ, chị Cao Thị H. (xóm 10, xã Nghi Kim, TP Vinh) không giới thiệu thêm người nào nữa mà chỉ đều đặn đến Trung tâm hàng tháng để nhận số tiền hỗ trợ cho mình. Chị cho biết, theo Trung tâm thì người tham gia rất có lợi, chỉ cần đóng 1,2 triệu đồng thì sau 5 tháng đã được hỗ trợ lại 5,7 triệu đồng; đó là chưa kể nếu cứ giới thiệu thêm được 1 người tham gia thì sẽ được hỗ trợ 500.000 đồng. “Có rất nhiều người tham gia với số tiền hàng chục triệu đồng chú ạ”, chị Cao Thị H. cho biết. Theo chị, những người tham gia lớn không chỉ ở TP Vinh mà còn ở các địa phương Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương (Nghệ An).

Mới vào hơn 3 tháng nhưng chị H. đã mấy lần to tiếng với nhân viên của Trung tâm. Bởi theo giới thiệu thì khi vào sẽ được nhận 1 hộp thuốc trị giá 350.000 đồng hoặc thuốc bơm cho rau quả, cây xanh trị giá 400.000 đồng nhưng chị chưa được nhận. Các mức hỗ trợ (như quy định cũ khi chị mới tham gia) với mỗi suất đóng, giai đoạn 1 được hỗ trợ 50.000 đồng; giai đoạn 2 được 200.000 đồng; giai đoạn 3 được 500.000 đồng, giai đoạn 4 được 1.500.000 đồng, giai đoạn 5 được 3.000.000 đồng và được nhận vào các ngày 15, 20 hàng tháng.

Tháng đầu tiên chị không đi nhận, nhưng đến tháng thứ 2, cũng chỉ được nhận 50.000 đồng. Khi hỏi thì được giải thích là lỗi ở mạng, khi khiếu nại thì người đã trực tiếp phỏng vấn đưa thêm cho chị 150.000 đồng. Ngày 19/11, các chị đến thì được trả lời không có tiền (có nhiều người đi 4 hôm nhưng không được nhận tiền) nhưng đến khi các chị “làm căng” thì được những người có trách nhiệm của Trung tâm lấy tiền cá nhân ra trả cho 7 chị em với tổng số hơn 3 triệu đồng. “Tôi và các chị em cũng thấy lạ là tại sao người ta tùy tiện lấy tiền cá nhân để chi trả và chi tăng thêm theo yêu cầu của người tham gia. Như vậy, họ lấy tiền đâu để bù vào?”, chị H. cho biết.

Dù sớm nhận ra những “khuất tất” trong việc huy động quỹ và chi trả tiền hỗ trợ nhưng phần lớn người tham gia đều tin tưởng vào sự phát triển của quỹ. Những người mà chúng tôi tiếp xúc ở các xã Nghi Kim, Nghi Liên, TP Vinh và qua nắm bắt ở các địa phương trên toàn tỉnh đều cho rằng, trên địa bàn họ sinh sống còn có rất nhiều người dân đang muốn tham gia. (Còn nữa)

Kỳ 2:  Tổ chức hoạt động bất hợp pháp và bài học cho nông dân

.

Xuân Thống - Minh Dân

.