Trong thời kỳ đổi mới và hội nhâp, báo chí cách mạng có biết bao thuận lợi để phát triển, để đóng góp xứng đáng cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước song cung phải đối mặt với không ít khó khăn.
Một trong những khó khăn đó chính là cái tâm của người làm báo phải trong sáng. Nhà báo thời mở cửa cũng phải có cái đầu lạnh, trái tim nóng và ngòi bút sạch''. Nghĩ về điều này, chúng ta khâm phục nhà báo Hồ Chí Minh - người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam.
Trong một lần nói chuyện về công tác báo chí cách mạng, Bác nói: Báo chí muốn có sức thuyết phục người xem, thì nó phải mang tính chân thực cao. Bác dạy cán bộ viết báo là “Viết phải thiết thực, nói có sách mách có chứng, tức là nói việc ấy ở đâu, thế nào, nó sinh ra thế nào, phát triển thế nào, kết quả ra sao''. Bác ví dụ: ''Chống tham ô thì phải nói rõ ai tham ô, ai lãng phí, cơ quan nào tham ô, lãng phí cách nào? ngày tháng nào.
Nói du kích đánh thắng, đánh thắng ngày nào, thắng cách thế nào, giết được bao nhiêu địch, bắt được bao nhiêu địch, thu được bao nhiêu súng, phải nói cho rõ ràng, đồng thời chớ lộ bí mật”. Khi được hỏi về kinh nghiệm viết báo, làm báo thì Bác nói: Kinh nghiệm viết báo của Bác là phải viết chính xác, phải đọc đi đọc lại bài viết của mình.
Bác Hồ thường xuyên viết báo. Ảnh tư liệu |
Thấy cái gì thừa, câu nào, chữ nào thừa thì bỏ bớt đi ... Bác phê phán lối viết một chiều và đôi khi thổi phồng các thành tích hoặc tránh né các khuyết nhược điểm, những khó khăn, tiêu cực trong xã hội. Tin tức thì có báo đưa hấp tấp, nhiều khi thiếu thận trọng, thiếu cân đối, đáng viết dài thì lại viết ngắn và tin nên ngắn thì lại viết dài, nên để sau thì lại để trước, nên để trước thì lại để sau...''
Trong bài ''Cách viết'', Hồ Chủ tịch đã nêu lên ba vấn dề lớn thuộc về những quan đlểm cơ bản của báo chí cách mạng. Đó là viết cho ai viết để làm gì và viết thế nào''. Bác nói rõ quan điểm của mình là phải viết cho đại đa số công - nông - binh. Quần chúng chính là ''đại đa số công - nông - binh''. Vì vậy phải viết ngắn và dễ hiểu để quần chúng có thể hiểu được.
Hồ Chủ tịch đã phân tích môt cách sâu sắc về lý do phải viết ngắn gọn trang thời điểm này là ''Trình độ của đại đa số đồng bào ta không cho phép đọc dài, điều kiện giấy mức của ta không cho phép viết dài và in dài, thời giờ của ta, người lính đánh giặc, người dân đi làm không cho phép xem lâu. Vì vậy nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy''.
Về kỹ thuật viết báo, Bác Hồ là tấm gương mẫu mực dể cho tất cả các nhà báo noi theo. Đọc kỹ những bài viết của Bác, chúng ta sẽ thấy sự kết hợp hài hòa các nguyên lý như tính chính xác, chân thực, tính khoa học, tính thời sư và tính trong sáng của tiếng Việt. Riêng ngôn ngữ báo chí, Bác Hồ là mẫu mực về cách viết rõ ràng, trong sáng, mạch lac.
Bác phê phán cách sử dụng từ nước ngoài quá nhiều trên báo chí tiếng Việt. Bác nói: ''Có những chữ ta không có sẵn và dịch đúng, thì cần phải dùng từ nước ngoài. Thí dụ độc lâp tự do; giai cấp, cộng sản ... còn những từ tiếng ta sẵn có vì sao không dùng mà mượn tiếng nước ngoài. Thí dụ không gọi “xe lửa'' mà gọi ''hỏa xa''; máy bay thì gọi là ''phi cơ'', nhà nước thì gọi là ''quốc gia'' đường lớn thì gọi là ''đại lộ''; vẻ vang thì gọi là ''quang vinh” giúp nhau thì gọi là ''hỗ trợ'' ... Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quí báu của dân tôc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quí trọng nói làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại phải mượn tiếng nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao''.
Có thể nói rằng, quan điểm báo chí của Chủ tịch Hồ Chí minh đến nay vẫn là bài học mang tính thời sư nóng hổi cho tất cả những người cầm bút nói chung và các nhà báo nói riêng. Trong đó những thuộc tính của báo chí cách mang phải được triệt để tuân thủ như tính chân thực, tính quần chúng, tính mục đích là những quan điểm cơ bản và chủ yếu mà nhà báo yêu nước Hồ Chí Minh đã khẳng định từ thế kỷ 20 đến nay.