Theo kế hoạch này, lực lượng phản ứng nhanh có thể nhanh chóng được huy động nếu một quốc gia liên minh trong khu vực bị tấn công.
Hội nghị thượng đỉnh NATO tổ chức tại xứ Wales (Ảnh: Reuters) |
Theo kế hoạch này, lực lượng phản ứng nhanh có thể nhanh chóng được huy động nếu một quốc gia liên 1. Trong 2 ngày 4-5/9, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã diễn ra tại xứ Wales, Vương quốc Anh với sự tham dự của lãnh đạo 28 quốc gia thành viên.
Bên cạnh cuộc khủng hoảng tại Ukraine, thì nguy cơ bất ổn do sự trỗi dậy của lực lượng cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Trung Đông và Bắc Phi và kế hoạch tại Afghanistan là những nội dung chính được thảo luận tại hội nghị.
Về sự trỗi dậy của lực lượng cực đoan Nhà nước Hồi giáo tại Trung Đông và Bắc Phi, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tuyên bố liên minh quân sự này sẽ xem xét bất cứ yêu cầu nào từ phía Iraq để hỗ trợ nước này trong cuộc chiến chống lại các phiến quân của Nhà nước Hồi giáo.
Cũng trong ngày 4/9, một cuộc họp của Ủy ban NATO - Ukraine diễn ra với khách mời là Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nhằm khẳng định sự ủng hộ của NATO cho quốc gia Đông Âu đang chìm trong khủng hoảng này. Hội nghị thượng đỉnh NATO năm nay diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa phương Tây và Nga đang ở mức căng thẳng nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Lính Mỹ tham gia cuộc tập trận của NATO ở Latvia (Ảnh: Reuters) |
2. Ngày 5/9, tại Hội nghị thưởng đỉnh được tổ chức tại xứ Wales, Anh, lãnh đạo các nước thành viên NATO đã thông qua kế hoạch thành lập lực lượng phản ứng nhanh tại Đông Âu nhằm đối phó với "kẻ thù xâm lược tiềm năng".
Theo kế hoạch này, lực lượng phản ứng nhanh có thể nhanh chóng được huy động nếu một quốc gia liên minh trong khu vực bị tấn công.
Theo Tổng thư ký NATO Rasmussen, lực lượng này sẽ bao gồm vài nghìn quân trên thực địa và sẵn sàng cùng với với lực lượng không quân, hải quân và lực lượng đặc biệt triển khai quân trong vòng một vài ngày.
Theo dự kiến, lực lượng phản ứng nhanh sẽ có đại bản doanh ở Ba Lan và được trang bị các thiết bị quân sự hiện đại kèm theo. Riêng Anh, sẽ đóng góp 3.500 trên tổng số 10.000 binh lính trong lực lượng này.
Cũng nhằm khẳng định sự hiện diện liên tục ở Đông Âu, NATO đang tiến hành cuộc tập trận kéo dài 7 ngày tại Latvia, NATO cho biết, đây là cuộc tập trận nhằm thể hiện cam kết của NATO đối với các nước vùng Baltic.
Cuộc tập trận Steadfast Javelin 2 bắt đầu từ ngày 2/9, mô phỏng lại việc triển khai quân trong tình huống khủng hoảng. Tổng cộng có khoảng 2.000 binh sỹ đến từ 9 nước khác nhau tham dự vào cuộc tập trận. Dự kiến việc tập trận sẽ còn kéo dài cho đến ngày 8/9.
Các tay súng ở miền Đông Ukraine (Financial Times) |
3. Trong một tín hiệu được cho là khả quan về cuộc xung đột kéo dài hơn 5 tháng qua tại Ukraine, đại diện chính phủ Ukraine và các chiến binh nổi dậy ở miền đông nước này đã gặp gỡ nhau ở thủ đô Minsk của Belarus và ký một thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực từ 6h tối (giờ địa phương) ngày 5/9.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã xác nhận lệnh ngừng bắn này, và thông báo trên mạng Twitter như sau: “Ở Minsk, một nghị định thư sơ bộ về thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết. Nghị định thư này sẽ có hiệu lực vào ngày 5/9”.
Sau khi thỏa thuận ngừng bắn được ký kết, quốc tế đã lên tiếng hoan nghênh động thái này. Trong tuyên bố đưa ra ngày 6/9, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine, đồng thời thúc giục các bên thể hiện thiện chí và có những hành động cụ thể để thực hiện nhanh chóng, đầy đủ và hiệu quả thỏa thuận này.
Liên minh châu Âu cũng ra tuyên bố hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine, nhấn mạnh điều quan trọng lúc này là các bên phải tôn trọng và thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã ký kết.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ lạc quan một cách thận trọng về hiệu lực của thỏa thuận ngừng bắn vừa được ký giữa đại diện Chính phủ Ukraine, Nga, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và lực lượng đối lập ở miền Đông Ukraine tại thủ đô Minsk của Belarus. Ông Obama tuyên bố Mỹ và các đồng minh châu Âu sẵn sàng đưa ra các biện pháp trừng phạt mới “sâu rộng và toàn diện hơn” nhằm gây áp lực đối với Nga.
Mặc dù được đặt nhiều kỳ vọng, song các giới phân tích vẫn cảnh báo rằng “không ai có thể dự báo thỏa thuận ngừng bắn này sẽ kéo dài đến bao lâu". Thực tế, chưa đầy hai ngày sau khi lệnh ngừng bắn giữa quân chính phủ Ukraine và lực lượng đối lập ở miền Đông nước này có hiệu lực, đạn pháo lại tiếp tục nổ tại khu vực phía Bắc Donetsk, thành phố lớn nhất miền Đông Ukraine và cảng biển chiến lược Mariupol. Theo một số nguồn tin, một phụ nữ thiệt mạng và 4 người bị thương khi giao tranh xảy ra. Cả chính phủ Ukraine và lực lượng đối lập ở miền Đông đều lên tiếng cáo buộc đối phương vi phạm lệnh ngừng bắn.
Xe tăng Ukraine tiến vào miền Đông ngày 4/9 (Ảnh AFP) |
4. Dù cho việc đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại miền Đông Ukraine được xem là thể hiện thiện chí của Nga trong việc giải quyết xung đột tại quốc gia láng giềng này. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) vẫn nhất trí về gói trừng phạt kinh tế mới chống Nga.
Theo hãng thông tấn Pháp AFP, các thành viên EU sẽ chính thức thông qua các biện pháp trừng phạt mới vào ngày 8/9. Theo đó, gói trừng phạt mới sẽ thắt chặt hơn nữa các biện pháp trừng phạt mà EU công bố hồi tháng 7 vừa qua, nhắm đến nhiều cá nhân hơn với các lệnh cấm du lịch và phong tỏa tài sản cũng như thắt chặt các con đường tiếp cận với thị trường vốn của các công ty dầu khí và quốc phòng Nga.
Phản ứng trước động thái này của EU, Bộ Ngoại giao Nga ngày 6/9 tuyên bố sẽ có hành động đáp trả nếu Liên minh châu Âu (EU) thực thi các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan tới vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, một khi các lệnh trừng phạt mới của EU được thông qua, phía Nga cũng sẽ có những phản ứng cụ thể. Phía Nga nhấn mạnh, “lẽ ra EU nên tìm cách phục hồi nền kinh tế miền Đông Ukraine, thay vì tìm các phương cách đánh vào kinh tế các nước thành viên và Nga”.
Phiến quân thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Ảnh: MontrealGazette) |
5. Nhóm phiến quân Nhà Nước Hồi Giáo (IS) ngày 3/9 vừa công bố 1 đoạn băng ghi hình vụ chặt đầu con tin thứ hai của Mỹ, nhà báo Steven Sotloff, 31 tuổi.
Nhà báo Sotloff bị bắt tại Syria vào tháng 8/2013, khoảng một năm sau khi nhà báo Foley bị bắt làm con tin. Nhà báo Sotloff làm việc cho các tờ Thời báo (Time) và Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy).
Sau vụ hành quyết thứ 2 này, Mỹ đã tăng cường không kích nhằm vào các mục tiêu của IS. Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ ngày 6/9 cho biết Mỹ đã sử dụng các loại máy bay chiến đấu, máy bay tấn công và máy bay không người lái để tiến hành hai cuộc không kích trong hai ngày 5 và 6/9 nhằm hỗ trợ các hoạt động bảo vệ gần thành phố Erbil, Thủ phủ khu vực tự trị của người Kurd ở miền Bắc Iraq.
Với sự giúp đỡ của Mỹ, lực lượng người Kurd ở miền Bắc Iraq đã chiếm lại một vùng núi có vị trí chiến lược từ các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ngọn núi Zartak- nơi có tầm nhìn trải dài xuống đồng bằng Mosul- đã bị các tay súng IS chiếm đóng vào tháng trước sau một cuộc tấn công.
Cũng tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 của NATO, Mỹ đã kêu gọi thành lập một liên minh để tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo. "Chúng ta không có thời gian để lãng phí trong việc xây dựng một liên minh quốc tế rộng rãi nhằm làm suy yếu và cuối cùng là tiêu diệt các mối đe dọa từ IS", Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cho biết trong một tuyên bố chung.
Người dân bang Kashmir, Ấn Độ đang vật lộn chống chọi với lũ lụt (Ảnh: AP) |
6. Lở đất và lụt lội do mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã làm hơn 300 người tại khu vực phía bắc Ấn Độ và Pakistan thiệt mạng.
Tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát đã có 175 người thiệt mạng, trở thành trận lụt nghiêm trọng nhất trong khu vực hơn 5 thập kỉ qua. Phát biểu khi đi thăm khu vực bị ảnh hưởng hôm nay (7/9), Thủ tướng Ấn Narendra Modi gọi đây là một thảm họa quốc gia, đồng thời thông báo khoản hỗ trợ cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi trận lụt này.
Trong khi đó tại nước láng giềng Pakistan, gần 170 người thiệt mạng và hàng nghìn ngôi nhà đã bị cuốn trôi do lụt. Các quan chức Pakistan cho biết, tình hình đã trở thành vấn đề khẩn cấp quốc gia. Lực lượng cứu hộ của cả hai nước đang sử dụng trực thăng và thuyền để đến với hàng nghìn người dân bị mắc kẹt khi nước lụt dâng lên và nhấn chìm các ngôi làng.
Một phần thân của chiếc máy bay mang số hiệu MH17 gặp nạn ở Donetsk, Ukraine (Ảnh: Getty) |
7. Sau một thời gian gián đoạn vì lý do an ninh, Malaysia và các nước đã bắt đầunối lại hoạt động tìm kiếm và điều tra nguyên nhân vụ máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia bị rơi ở miền Đông Ukraine hồi tháng 7 vừa qua. Dự kiến quá trình điều tra sẽ phải mất nhiều tháng nữa.
Theo thông báo vừa đưa ra của người đứng đầu ngành cảnh sát Malaysia Halid Abu Bakar, ngày 7/9, một nhóm gồm 30 cảnh sát và chuyên gia nước này đã lên đường tới Ukraine để tiếp tục tham gia cuộc điều tra nguyên nhân vụ rơi máy bay. Nhóm thứ 2 gồm 50 người dự kiến cũng sẽ đến Ukraine trong thời gian tới.
Các chuyên gia quốc tế của Australia, Malaysia và Hà Lan làm việc tại hiện trường chưa đầy một tuần đã phải kết thúc công việc vào ngày 6/8 vừa qua vì lý do an ninh. Trước đó, cánh sát Malaysia cho biết các chuyên gia đã xem xét chưa được một nửa khu vực hiện trường và cũng chưa thu được mảnh vỡ nào của máy bay.
Trong khi đó, Thủ tướng Malaysia Najib Razak ngày 6/9 cho biết, đã có những thông tin tình báo đáng tin cậy về nguyên nhân vụ máy bay rơi, song cần thu thập thêm bằng chứng tại hiện trường.
Phát biểu trong cuộc gặp Thủ tướng Australia Tony Abbot tại Thủ đô Kuala Lumpur, Thủ tướng Razak đã yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra mở, toàn diện, độc lập và minh bạch về vụ máy bay rơi và sớm đưa thủ phạm ra trước công lý. Theo ông, phải mất nhiều tuần các chuyên gia quốc tế mới có thể tiếp cận lại hiện trường.trong khu vực bị tấn công.