Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/an-toan-giao-thong/201604/giai-phap-nao-de-han-che-tai-nan-giao-thong-duong-sat-670671/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/an-toan-giao-thong/201604/giai-phap-nao-de-han-che-tai-nan-giao-thong-duong-sat-670671/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Giải pháp nào để hạn chế tai nạn giao thông đường sắt? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 05/04/2016, 07:53 [GMT+7]

Giải pháp nào để hạn chế tai nạn giao thông đường sắt?

(Congannghean.vn)-Gần đây, trên địa bàn Nghệ An, số vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra nhiều. Để hạn chế tình trạng trên, cần thực hiện những giải pháp nào?

Theo thống kê của Công ty Cổ phần Đường sắt Nghệ Tĩnh, trên địa bàn Nghệ An có tới 51 điểm giao cắt với đường ngang; trong đó chỉ có 21 đường ngang có gác, 14 đường ngang có biển báo tự động và 16 đường ngang có biển báo.

Ông Võ Minh Đức, Chánh Văn phòng Ban ATGT Nghệ An cho biết: Trong năm 2015, trên địa bàn tỉnh xảy ra 21 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm 13 người chết và 10 người bị thương. Quý I/2016 xảy ra 3 vụ, làm chết 2 người và bị thương 2 người. Các vụ tai nạn xảy ra tập trung ở các đường ngang dân sinh và 16 đường ngang có biển báo.

 Những điểm quốc lộ giao nhau với đường sắt luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn
Những điểm quốc lộ giao nhau với đường sắt luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn

Trước tình trạng trên, đồng chí Huỳnh Thanh Điền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Ban ATGT tỉnh kết hợp với Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh và Công ty CP Thông tin tín hiệu đường sắt Vinh tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đề ra giải pháp nhằm hạn chế tối đa số vụ tai nạn đường sắt.

Theo đó, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến số vụ tai nạn giao thông đường sắt gia tăng. Thứ nhất là do cơ sở hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, nhiều đường ngang không có rào chắn, nhiều chỗ khuất tầm nhìn.

Bên cạnh đó, ý thức của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông còn hạn chế; khi đi qua các đường ngang dân sinh không giảm tốc độ, chú ý quan sát. Trong đó đáng chú ý là, có một số vụ tai nạn thương tâm xảy ra do người tham gia giao thông sử dụng tai nghe, dẫn đến không nghe tiếng còi báo và không chú ý quan sát khi đi qua các đường ngang.

Để hạn chế tối đa số vụ tai nạn giao thông đường sắt, cần trang bị thêm các biển cảnh báo tự động tại các đường ngang thường xảy ra tai nạn giao thông. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc làm trên chưa được triển khai thực hiện. Vì thế, giải pháp trước mắt, đồng thời mang tính chiến lược, lâu dài là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông.

Ông Nguyễn Thế Thông, Phó Giám đốc Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh cho biết: Hiện tại, có 6 “điểm nóng” về tai nạn giao thông đường sắt cần sớm lắp đặt biển cảnh báo tự động. Đó là: Đường ngang vào doanh trại quân đội tại Km 313+400, đường ngang vào Công ty Bao bì Nghệ An tại Km 310+644, đường ngang vào Công ty Thủy Lực tại Km 315+787, đường ngang vào chợ Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên tại Km 328+325, đường ngang dọc kênh Lê Xuân Đào tại Km 327+327, đường ngang vào Công ty Bật lửa ga Trung Lai tại Km 314+500, đường ngang vào ga Mỹ Lý tại Km 292+012.

Ông Nguyễn Thế Thông cho biết thêm: “Ngoài 6 “điểm nóng” nguy hiểm cần lắp đặt biển cảnh báo tự động, chúng tôi sẽ tham mưu làm lại một số mặt đường ngang, với những điểm giao giữa QL1 và đường ngang nên mở đường rẽ cách xa 100 m để giảm ùn tắc giao thông đường bộ và hạn chế tối đa số vụ tai nạn giao thông đường sắt.”

.

Bảo Ngọc

.