Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/an-toan-giao-thong/201406/kho-phat-khi-mu-bao-hiem-gia-van-tran-lan-498531/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/an-toan-giao-thong/201406/kho-phat-khi-mu-bao-hiem-gia-van-tran-lan-498531/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Khó phạt khi mũ bảo hiểm giả vẫn tràn lan - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 19/06/2014, 14:38 [GMT+7]

Khó phạt khi mũ bảo hiểm giả vẫn tràn lan

(Congannghean.vn)-Theo kế hoạch của Uỷ ban ATGT Quốc gia, kể từ ngày 1/7/2014, sẽ thực hiện xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người tham gia giao thông bằng môtô, xe máy, xe đạp máy đội mũ bảo hiểm không đúng quy chuẩn (đội mũ giả) theo Nghị định 171/2013/ND-CP. Từ ngày 15 đến ngày 30/6, các lực lượng chức năng sẽ yêu cầu dừng xe và nhắc nhở các trường hợp đội mũ bảo hiểm giả. Nghị định sẽ có hiệu lực trong khi người dân đang loay hoay tìm cách phân biệt thật giả, còn lực lượng chức năng tỏ ra ái ngại khi lượng mũ giả trên thị trường còn chiếm tới 70%.
 
*Kỳ 1: Người dân vẫn mờ luật trong khi cơ quan chức năng lúng túng
 
Sáng 15/6, đúng thời điểm lực lượng chức năng có quyền dừng xe và nhắc nhở các trường hợp đội mũ bảo hiểm giả tham gia giao thông, phóng viên Báo Công an Nghệ An đã có mặt tại chốt Cảnh sát giao thông ở ngã tư đường Lê Hồng Phong - Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh. Tại đây, lực lượng Cảnh sát giao thông đã bắt đầu tiến hành dừng xe và nhắc nhở những người tham gia giao thông về việc sẽ xử phạt các trường hợp đội mũ bảo hiểm giả. Tại chốt Cảnh sát giao thông này, chỉ trong một tiếng đồng hồ đã có hàng chục trường hợp bị dừng xe và nhắc nhở về việc phải chấp hành đội mũ đúng quy chuẩn. Và thật đáng buồn khi chỉ vài người biết về Nghị định 171/2013/NĐ-CP, còn lại là không biết gì. Khi được tuyên truyền, nhắc nhở, một số người tỏ ra rất ngạc nhiên và phản đối về việc sẽ bị xử phạt.
 
Ông Hồ Quang Hiếu ở phường Trung Đô bức xúc: “Tôi đồng ý là phải đội mũ có chất lượng, vì bản thân chúng tôi cũng muốn bảo vệ mình trước những vụ tai nạn giao thông. Nhưng chúng tôi làm sao phân biệt được đâu là mũ thật, đâu là mũ giả. Tâm lý người dân thì thấy rẻ là mua, có những người cũng tìm mua mũ thật nhưng bị lừa là mũ giả thì làm sao, lúc đó bị phạt có oan không?”. Theo quy định, mũ bảo hiểm đạt chuẩn có ba lớp, gồm lớp nhựa cứng ngoài cùng, lớp xốp và lớp mút hấp thụ xung động, nhưng dễ dàng quan sát thấy trên những tuyến đường, rất nhiều người đội mũ bảo hiểm chỉ có một lớp nhựa, đó là những dạng mũ như mũ lưỡi trai, mũ cối.
 
Lực lượng Cảnh sát giao thông xử lý người dân vi phạm, nhắc nhở phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn
Lực lượng Cảnh sát giao thông xử lý người dân vi phạm, nhắc nhở phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn
Thiếu tá Dương Hoàng Hải, cán bộ Cảnh sát giao thông Công an TP Vinh, Tổ trưởng chốt giao thông tại ngã tư Lê Hồng Phong - Nguyễn Văn Cừ cho biết: “Chúng tôi đã nắm được chủ trương về việc tuyên truyền, nhắc nhở người dân khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm đúng quy chuẩn và bắt đầu triển khai từ sáng hôm nay. Tuy nhiên, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi người dân hỏi: mũ đạt chuẩn là như thế nào? Chúng tôi chưa hề được tập huấn về vấn đề này nên trả lời vẫn còn chưa thống nhất”. Được biết, người dân cũng như Cảnh sát giao thông chỉ có thể phân biệt mũ qua mắt thường và dấu hợp quy CR, nhưng ai giám chắc dấu CR đó không phải là dấu giả.
 
Trong khi người dân vẫn chưa nắm rõ về quy định xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đối với hành vi đội mũ bảo hiểm giả và bị thu mũ thì các lực lượng chức năng cũng đang loay hoay tìm cách triển khai khi nghị định có hiệu lực vào ngày 1/7. Một số người thực thi pháp luật cho rằng, Uỷ ban ATGT Quốc gia đã quá nóng vội khi triển khai việc xử phạt người đội mũ bảo hiểm giả trong khi chưa có một lộ trình nhất định. Việc xử phạt được tiến hành khi mũ bảo hiểm giả còn tràn lan, trong khi người dân và Cảnh sát giao thông chưa có đủ trình độ chuyên môn để phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả thì việc xử phạt sẽ dẫn tới nhiều sai lầm. Nếu lực lượng chức năng không phân biệt được thì người đội mũ bảo hiểm giả vẫn có thể được cho là không vi phạm và ngược lại, người đội mũ bảo hiểm thật có thể bị phạt oan và thu mất mũ. Chính vì vậy, để xử phạt được một trường hợp đội mũ bảo hiểm giả, ngoài lực lượng Cảnh sát giao thông còn phải có lực lượng quản lý thị trường để phân biệt và xác nhận đó là hàng giả. Nếu như vậy thì rất mất công và tốn kém.
 
Theo một lãnh đạo phòng Cảnh sát giao thông thì cần phải hoàn thiện lộ trình chuẩn bị cho việc xử phạt người đội mũ bảo hiểm giả. Đầu tiên phải đẩy mạnh công tác thu hồi mũ giả, kém chất lượng trên thị trường rồi tuyên truyền, vận động người dân đổi mũ bảo hiểm giả lấy mũ bảo hiểm chất lượng. Cần phân định rạch ròi nhiệm vụ của ngành giao thông, công an, công thương. Việc xử phạt người đội mũ bảo hiểm giả phải là xử phạt những người chống đối chứ không phải xử phạt những người không biết.
.

Ngọc Hùng