Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201611/tai-huyen-anh-son-tinh-nghe-an-cau-xong-nhung-duong-chua-thong-707615/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201611/tai-huyen-anh-son-tinh-nghe-an-cau-xong-nhung-duong-chua-thong-707615/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cầu 'xong' nhưng đường chưa 'thông' - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 06/11/2016, 14:55 [GMT+7]
Tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Cầu 'xong' nhưng đường chưa 'thông'

(Congannghean.vn)-Là cầu treo phục vụ dân sinh, dù chưa được hoàn thành theo phê duyệt, cầu vẫn “nối nhịp” trong lúc các hạng mục còn dang dở, thiếu sự an toàn. Sau hơn 6 năm thi công, những bất cập trên vẫn chưa được khắc phục, giải quyết buộc phải dừng dự án khiến người dân lo ngại khi đi qua hai bên chiếc cầu. Đó là thực tế đang diễn ra tại cầu Đò Rồng bắc qua sông Lam nối 2 xã Tường Sơn và Hùng Sơn, huyện Anh Sơn.

Người dân luôn lo lắng khi đi qua cầu Đò Rồng do đường hai đầu cầu chưa hoàn thiện
Người dân luôn lo lắng khi đi qua cầu Đò Rồng do đường hai đầu cầu chưa hoàn thiện

Thi công dang dở…vẫn khánh thành

Cầu Đò Rống được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư tại Quyết định 3774 ngày 25/8/2010, do Sở GTVT làm chủ đầu tư với tổng kinh phí hơn 44 tỉ đồng, thi công trong thời gian 18 tháng, do Công ty Bảo Thịnh An đảm nhận. Mục tiêu của Dự án nhằm đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng giao thông khi nối khu vực phía Bắc xã Hùng Sơn với vùng phía Nam xã Tường Sơn qua sông Lam; đồng thời đảm bảo ATGT trong mùa mưa lũ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Cầu được thiết kế theo kiểu cầu treo dân sinh, tải trọng xe 2,5 tấn; hai đầu cầu có nền đường rộng 5 m, mặt đường rộng 3,5 m với kết câu taluy được ốp mái gia cố chống xói lở bằng đá hộc xây vữa xi măng trên lớp đá dăm. Sau một thời gian thi công, đến quý IV/2012 hoàn thành phần cầu chính, một phần mặt đường đầu cầu và toàn bộ đường đất, cơ bản phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Theo báo cáo của UBND xã Hùng Sơn gửi Sở GTVT và UBND tỉnh có đề cập: “Cầu Đò Rồng thi công từ năm 2010, đường hai đầu cầu 500 m chưa hoàn thành nhưng năm 2012 đã được thông cầu và đưa vào sử dụng từ đó đến nay. Cầu nằm trên tuyến giao thông chính, nối hai vùng tả và hữu ngạn sông Lam, lưu lượng người và phương tiện qua lại thường xuyên, số lượng lớn.

Tuy nhiên, do dự án thi công gần 7 năm, không được duy tu bảo dưỡng, đường hai đầu cầu còn dang dở, vật liệu ngổn ngang, có taluy âm sâu 15 - 20 m nhưng không có lan can, cọc an toàn, mặt đường làm dở… xuống cấp nghiêm trọng, người tham gia giao thông qua cầu đã xảy ra tai nạn và luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn tính mạng và tài sản, nhất là vào ban đêm và mùa mưa lũ. Kính đề nghị các ngành quan tâm xử lý dứt điểm”.                         

Dừng dự án do hết vốn

Mặc dù công trình cầu thi công chưa hoàn thiện nhưng vì nhu cầu đi lại, tháng 3/2012, Sở GTVT đã có tờ trình gửi UBND tỉnh xin chủ trương đơn vị quản lý, duy tu cầu Đò Rống. Phúc đáp nội dung này, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 771 ngày 19/3 về việc giao UBND huyện Anh Sơn tiếp nhận quản lý, duy tu và sửa chữa cầu.

Điều đáng chú ý, tại Quyết định này, UBND tỉnh nêu rõ: Giao địa phương sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Thế nhưng thực tế vào thời điểm này, các hạng mục thi công theo phê duyệt chưa hoàn thành. Tiếp đến, sau 1 năm hết thời gian bảo hành, tháng 1/2013, ông Phạm Hồng Quang, Phó Giám đốc Sở GTVT thay mặt chủ đầu tư cùng đại diện Ban quản lý dự án (QLDA) Sở, đại diện tư vấn giám sát, UBND huyện và nhà thầu thi công tiến hành nghiệm thu, chính thức bàn giao hạng mục cầu chính cho địa phương quản lý.

Ông Nguyễn Viết Tuất, Trưởng phòng Dự án 1, Ban QLDA Sở GTVT cho biết: “Sau khi thi công xong hạng mục cầu, đến tháng 10/2013, nguồn vốn bố trí để thi công xong toàn bộ cần 6,5 tỉ đồng, trong đó chủ đầu tư đã nợ khối lượng hoàn thành của đơn vị thi công 2,7 tỉ đồng. Do đó, để hoàn thành toàn bộ dự án buộc chủ đầu tư phải đề nghị tỉnh bố trí nguồn vốn còn thiếu. Tuy nhiên, do nguồn vốn không có để đáp ứng nên nhà thầu không thể triển khai tiếp mà xin chủ trương nghiệm thu bàn giao thời hạn hết bảo hành để xin dừng dự án”.

Rõ ràng, từ chỗ thiếu vốn buộc chủ đầu tư phải tính đến phương án khắc phục, đồng nghĩa với việc, từ cuối năm 2013 đến nay, dù Dự án chưa hoàn thành nhưng vẫn thuộc sự quản lý của huyện Anh Sơn. Trong điều kiện kinh phí để khắc phục không có nên hàng ngày, người dân vẫn phải đi trên con đường nối chiếc cầu còn dang dở. Mặc dù tại các cuộc họp, tiếp xúc cử tri, người dân đã nhiều lần phản ánh tình trạng này nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Trao đổi với phóng viên, ông Hồ Viết Vinh, Phó Giám đốc Ban QLDA Sở GTVT cho hay: Thực tế công trình cầu Đò Rồng thi công chưa hoàn chỉnh mà cử tri phản ánh là chính đáng. Tuy nhiên, một số nội dung còn chưa khách quan như hiện trạng. Với công trình này, Sở GTVT cũng đã có công văn gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài chính xem xét đề nghị dừng Dự án để quyết toán công trình; đồng thời, Sở GTVT cũng đã có báo cáo UBND tỉnh về việc xin chủ trương dừng Dự án, bởi từ năm 2013 đến nay, Dự án không được bố trí vốn nên các hạng mục còn lại gồm: Móng mặt đường 2 đầu cầu, hộ lan cứng, ốp mái taluy đường 2 đầu cầu đều chưa được thi công.

“Hiện tại, vốn còn thiếu cho Dự án là trên 10 tỉ đồng, trong đó số để trả nợ khối lượng hoàn thành là 3 tỉ đồng, vốn để thi công phần móng mặt đường trên 4,8 tỉ đồng và các chi phí khác hơn 2,2 tỉ đồng. Để quyết toán theo quy định đối với Dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước thì chỉ có cách cho chủ trương dừng Dự án, bàn giao hiện trạng cho đơn vị quản lý”, ông Vinh cho biết thêm.     

.

Xuân Thống

.