Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201511/do-tuoi-tre-em-la-16-hay-18-649760/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201511/do-tuoi-tre-em-la-16-hay-18-649760/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Độ tuổi trẻ em là 16 hay 18? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 30/11/2015, 15:37 [GMT+7]

Độ tuổi trẻ em là 16 hay 18?

Thảo luận về các nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Trẻ em, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) vẫn thể hiện băn khoăn về việc xác định độ tuổi của trẻ em là 16 hay 18.

Theo tờ trình của Chính phủ, Luật cần quy định độ tuổi của trẻ em là 18, thay vì 16 như trước đây.

Thảo luận tại hội trường, nhiều ĐBQH đã nhất trí về việc nâng độ tuổi trẻ em lên thành dưới 18 tuổi theo lập luận nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Bên cạnh đó, các ĐBQH cũng phân tích thêm, cho rằng nâng độ tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi sẽ mở rộng được phạm vi áp dụng quyền trẻ em, tác động tốt đến khuyến khích học tập, đảm bảo tốt hơn cho nhóm người chưa thành niên có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm đầy đủ hơn, không phải bỏ học để kiếm sống, được hỗ trợ học tập để hoàn thành phổ cập giáo dục và giảm thiểu được nguy cơ khác.

Đại biểu Phạm Thị Hồng Nga (Hà Nội) cho rằng việc điều chỉnh này là cần thiết, vừa bảo đảm tuân thủ Công ước quốc tế về quyền trẻ em, vừa thống nhất với các quy định của pháp luật Việt Nam về tuổi trưởng thành đầy đủ (tức là tuổi thành niên). Đồng thời, quy định như vậy phù hợp với độ tuổi hoàn thành giáo dục phổ thông, là bậc học giúp trẻ em hoàn thiện nhân cách, phát triển cả về thể chất và tinh thần để sẵn sàng tham gia vào đời sống xã hội.

“Từ 16 đến dưới 18 tuổi là độ tuổi có nhiều biến đổi về tâm sinh lý, độ tuổi hết sức nhạy cảm, cần được quan tâm đặc biệt để giúp trẻ em hoàn thiện nhân cách, phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, giúp các em không bị nguy cơ lao động sớm; bảo vệ để không bị lạm dụng và xâm hại”, đại biểu nói.

Đồng ý với ý kiến đánh giá của Chính phủ là người dưới 18 tuổi chưa phát triển đầy đủ, chưa hoàn thiện về thể chất, tinh thần và tâm sinh lý, tuy nhiên một số ĐBQH lại đề nghị cần cân nhắc thận trọng đối với vấn đề này. Bởi Việt Nam đã có các luật quy định quyền của nhóm tuổi từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi được ưu tiên hơn người thành niên, như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động… Đặc biệt, Luật Thanh niên có một chương riêng quy định trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, bồi dưỡng thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Bên cạnh đó, việc nâng độ tuổi cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng được yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hiện nay. Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, nếu tuổi trẻ em tăng lên 18, số trẻ em sẽ tăng từ dưới 27 triệu lên 30 triệu. Trong khi đó, số lượng cán bộ trực tiếp làm công tác trẻ em (khoảng 2500 người hiện nay) sẽ không thể tăng trong thời gian tới. Việc tăng số lượng trẻ em sẽ làm giảm nguồn lực dành riêng cho từng trẻ, dẫn đến công tác trẻ em sẽ càng hạn chế hơn nữa. Bên cạnh đó, cần rà soát lại một số luật đã và sẽ thông qua để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

“Các chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ dưới 16 tuổi cần được thực hiện tốt hơn nữa; đồng thời cần bồi dưỡng, giáo dục trẻ vị thành niên có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội chứ không hẳn nâng độ tuổi trẻ em lên 18 thì các em tốt hơn”, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) nói.

Cũng trong buổi sáng, các đại biểu đã tập trung thảo luận về sự công bằng trong hưởng thụ sự hỗ trợ của Nhà nước đối với trẻ em bậc học mầm non; bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng dân sự, hình sự và xử lý vi phạm hành chính; trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức xã hội, gia đình và nhà trường đối với trẻ em.

Theo chương trình, Luật Trẻ em sẽ tiếp tục được chỉnh sửa để thông qua vào kỳ họp tới.

Thông qua Luật Luật khí tượng thủy văn

Trong phiên làm việc chiều nay, Quốc hội đã nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của ĐBQH về dự thảo Luật Khí tượng thủy văn. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Điều 4, Điều 25, Điều 38 và toàn văn Luật Khí tượng thủy văn.

Tiếp đó, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi).

Theo chương trình kỳ họp, ngày 24/11/2015, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Quốc hội xem xét, quyết định Ngày bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia và giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; thông qua Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội và Bộ luật Dân sự (sửa đổi); thảo luận ở Đoàn về đề nghị Quốc hội phê chuẩn danh sách các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia và dự kiến nhân sự Tổng thư ký Quốc hội.

.

Nguồn: Chinhphu.vn

.