Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201510/co-hay-khong-viec-tieu-cuc-trong-khi-tan-thu-go-o-huyen-que-phong-641415/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201510/co-hay-khong-viec-tieu-cuc-trong-khi-tan-thu-go-o-huyen-que-phong-641415/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Có hay không việc tiêu cực trong khi tận thu gỗ ở huyện Quế Phong? - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 15/10/2015, 09:30 [GMT+7]

Có hay không việc tiêu cực trong khi tận thu gỗ ở huyện Quế Phong?

(Congannghean.vn)-Hàng trăm m3 gỗ bị đốn hạ nằm ngổn ngang hai bên taluy đường tuần tra biên giới và dưới vực sâu đang có nguy cơ hủy mục nhưng chưa kịp tận thu, tận dụng vận chuyển về nơi tập kết theo quyết định đã được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền. Điều đó đồng nghĩa với việc hàng trăm tỉ đồng từ “rừng vàng” đang ngày đêm bị mối mọt đục khoét do “phơi nắng, nằm sương”. Trong khi đó, chúng tôi nhận được thông tin cho rằng lực lượng chức năng có hiện tượng tiêu cực trong khi tận thu, tận dụng gỗ thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng xây dựng đường giao thông?!

Kỳ 1: Hàng trăm m3 gỗ đang có nguy cơ bị hư hại

Rất nhiều gỗ táu muối nằm rải rác ven đường, chưa kịp được tập kết có nguy cơ bị hư hại
Rất nhiều gỗ táu muối nằm rải rác ven đường, chưa kịp được tập kết có nguy cơ bị hư hại

Vào đầu tháng 10/2015, chúng tôi theo chân đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc tận thu, tận dụng gỗ thuộc phạm vi giải phóng tuyến giao thông từ Trạm kiểm soát Biên phòng Nậm Giải (Đồn 517) ngược lên cột mốc số 14 thuộc huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, giáp đường biên giới với nước bạn Lào.

Đây là tuyến đường độc đạo, có chiều dài khoảng 37 km, đi qua 2 xã Hạnh Dịch và Nậm Giải, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, trong đó có 18 km đi qua vùng rừng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Phó Chủ tịch UBND xã Hạnh Dịch cùng đi trong đoàn cho biết, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt có tổng diện tích hơn 85.600 ha rừng, nằm trên địa bàn 9 xã của huyện Quế Phong. Bản Hửa Mương là bản cuối cùng của xã Hạnh Dịch, là điểm xuất phát mở đường tuần tra biên giới lên cột mốc số 14 giáp biên giới nước bạn Lào.

Được biết, tuyến đường này được khởi công từ năm 2011, do nguồn kinh phí không đáp ứng kịp thời nên việc thi công bị chậm trễ. Đến thời điểm hiện nay vẫn đang trong giai đoạn tập trung phương tiện, máy móc, nhân lực để san bạt núi rừng, xây dựng cầu cống.

Điều đáng quan tâm là trong quá trình mở đường, bạt núi, san lấp mặt bằng, có tới cả nghìn cây rừng trên tuyến đường này, chủ yếu là táu muối (thuộc nhóm 8) buộc phải đốn hạ, đang nằm ngổn ngang hai bên taluy đường và dưới vực sâu. Càng đi sâu vào vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, số lượng gỗ đang “dãi nắng dầm mưa” nằm ngổn ngang hai bên đường càng nhiều. Một số cây táu muối có đường kính gần 1 m đã được cưa từng khúc nằm sát vực thẳm có hiện tượng bị mục và bị mối ăn.

Một cán bộ trong Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đi cùng đoàn cho rằng: “Dọc tuyến đường này hầu hết là táu muối, thân gỗ mềm nên không chịu được mưa nắng. Sau khi bị đốn hạ trong thời gian từ 4 - 5 tháng, nếu không được đưa về nơi bảo quản thì sẽ bị mối ăn…”.

Được biết, tuyến đường trên được khởi công từ năm 2011, đi qua 2 xã Hạnh Dịch và Nậm Giải, khi đó chính quyền địa phương 2 xã cùng với Hạt Kiểm lâm huyện Quế Phong phối hợp quản lý, bảo vệ rừng. Đến năm 2013, Ban Quản lý Khu Bảo tồn được thành lập, hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó có việc tận thu, tận dụng số lượng gỗ thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng trên.

Theo Quyết định số 807/QĐ-NN.LN của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An ngày 6/7/2015, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt có nhiệm vụ tận thu, tận dụng toàn bộ số lượng gỗ thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng xây dựng đường giao thông với tổng diện tích khai thác 22,85 ha, sản lượng khai thác 1.273 m3. Thời gian khai thác tính từ ngày cấp phép đến ngày 31/12/2015.

Được biết, sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đã tổ chức triển khai các bước tận thu, tận dụng toàn bộ số lượng gỗ trên về nơi tập kết đúng quy định.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, do thời tiết khắc nghiệt, nguồn nhân lực và phương tiện thiếu nên đến thời điểm hiện nay, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt mới tổ chức vận chuyển trên 400 m3 gỗ về nơi tập kết tại khu vực trạm kiểm lâm thuộc trung tâm địa bàn xã Hạnh Dịch (cách Quốc lộ 48 10 km). Như vậy, còn trên 600 m3 gỗ đang nằm rải rác dọc hai bên đường và dưới vực sâu, trong khi mùa mưa bão đang đến gần nên việc tận thu, vận chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Danh Hùng, Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt cho biết: “Năm 2013, ngay sau khi được thành lập, với vai trò là chủ rừng, đơn vị đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy hoạt động, tập trung bảo vệ rừng; đồng thời tổ chức tận thu, tận dụng số lượng gỗ trên theo đúng quy định. Tuy nhiên, quá trình tổ chức tận thu gặp nhiều khó khăn, do đang bạt núi, mở đường. Mặc dù đã huy động tối đa các nguồn lực, phương tiện nhưng việc tận thu, tận dụng, đưa số gỗ trên ra vùng tập kết chưa đạt kết quả như mong muốn. Từ nay đến cuối năm, dù sẽ gặp nhiều trở ngại trong mùa mưa bão, lũ lụt nhưng Ban Quản lý sẽ tập trung cao độ vào việc tận thu, tận dụng, đưa số gỗ trên về nơi tập kết đạt hiệu quả cao nhất”.

(Còn nữa)

.

Hữu Trọng

.