Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201506/mang-xa-hoi-manh-dat-moi-cua-cac-tro-lua-dao-614263/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201506/mang-xa-hoi-manh-dat-moi-cua-cac-tro-lua-dao-614263/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Mạng xã hội - mảnh đất mới của các trò lừa đảo - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 09/06/2015, 10:44 [GMT+7]

Mạng xã hội - mảnh đất mới của các trò lừa đảo

(Congannghean.vn)-Internet đang trở thành phương tiện chính của các giao tiếp xã hội, tội phạm cũng bắt đầu thâm nhập mảnh đất mới, đầy màu mỡ này với nhiều chiêu trò, hình thức tinh vi.
 
Nhắn tin trúng thưởng
 
Nạn nhân có thể nhận được tin nhắn trúng thưởng mà không nêu lý do vì sao trúng thưởng. Để tạo lòng tin cho “khách hàng” các tin nhắn này thường khoe khoang những nhà đồng tài trợ là các thương hiệu lớn như: xe các hãng Honda, Yamaha,… ; thiết bị điện tử: Sony, Samsung,… Tin nhắn cũng để lại thông tin đầu mối liên hệ làm thủ tục nhận thưởng là anh Hoàng, số điện thoại 090.6229.xxx.
Đăng thông tin nhân viên giả mạo nhằm lừa gạt
Đăng thông tin nhân viên giả mạo nhằm lừa gạt "khách hàng"
Liên hệ với số này “khách hàng” sẽ nhận được sự cam đoan của tư vấn viên hay người quản lý. Tất nhiên, thay vì chúc mừng, yêu cầu giấy tờ để nhận giải,… Kẻ lừa đảo chỉ chăm chú đến việc nạn nhân có nạp thẻ cào hay chưa?
 
Một số tin nhắn trên điện thoại hay mạng xã hội facebook sẽ hướng dẫn nạn nhân truy cập các website “chính thức” của chương trình như: vongquaygiaithuong2015.com, hosotraogiai.com, tuanlocvang.org,... để làm thủ tục nhận thưởng.
 
Khi “khách hàng” truy cập vào website, chúng dùng hình ảnh logo của các cơ quan chức năng như: công an, quản lý thị trường,… nhằm chứng tỏ mình không phải tổ chức lừa đảo.
Chứng nhận giả mạo để tạo lòng tin
Chứng nhận giả mạo để tạo lòng tin
Tuy nhiên, khi trực tiếp gọi số này và đề cập muốn nhận tiền, giải thưởng trước để bán lại hay nộp thậm chí nhiều hơn số tiền cần thì gần như toàn bộ kẻ lừa đảo sẽ thông báo khách hàng vi phạm hợp đồng hoặc như vậy là sai nguyên tắc nhằm tìm cách tháo chạy.
 
Như trường hợp của anh Nguyễn Văn Tuấn ngụ tại Đăk Lắk, người đã tham gia trang web vongquaygiaithuong2015.com, cho biết: “Ban đầu khi truy cập vào tôi cũng cảm thấy không tin tưởng trang web này lắm. Tuy nhiên, trên trang web hiện rất nhiều bảng chứng thực của nhiều cơ quan nhà nước, chứng nhận của là đối tác công ty Honda.
 
Đồng thời khi tôi gọi cho tổng đài, người trực trang web này cho biết chắc chắn tôi sẽ được nhận giải. Nên tôi đi mua thẻ cào và nhắn tin mã thẻ với số tiền tổng cộng là 1,5 triệu. Sau đó, người liên lạc với tôi tiếp tục yêu cầu tôi nạp thêm nhưng tôi từ chối thì người này nói tôi đã vi phạm hợp đồng nên coi như không được nhận thưởng”.
 
Chị Nguyễn Bùi Thu Hạnh, ngụ huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, người tham gia trang web tuanlocvang.org chia sẻ: “Tôi có nhận được tin nhắn trúng thưởng từ trang web này trên facebook. Không chỉ riêng tôi, nhiều hộ dân ở đây cũng vay mượn để tham gia vì được thông báo trúng giải.
 
Tuy nhiên, sau khi tôi nạp 1 triệu thì người liên lác với tôi đòi nạp thêm tiền. Khi tôi từ chối thì người này nói tôi không được nhận giải. Sau đó, do dùng tài khoản facebook để vào trang web này nên tài khoản của tôi bị hack. Và tài khoản đó tiếp tục gửi tin nhắn cho không ít người có trong danh sách bạn bè của tôi để lừa đảo”.
Những giải thưởng từ
Những giải thưởng từ "trên trời rơi xuống"
Giả làm người quen, cơ quan nhà nước
 
Năm 2014 tại địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xảy ra hàng loạt các vụ án lừa đảo. Các đối tượng giả danh công an gọi vào điện thoại cố định đe dọa chủ thuê bao đang dính vào đường dây buôn bán ma túy, rửa tiền. Chúng yêu cầu chủ thuê bao rút hết tiền trong tài khoản gửi cho chúng để kiểm tra rồi chiếm đoạt. Với thủ đoạn này nhóm lừa đảo đã chiếm đoạt của các bị hại số tiền gần 4 tỉ đồng.
 
Ngày 21-1 - 2015, cơ quan công an đã tiến hành bắt và khám xét khẩn cấp với đối tượng Lê Thị Ánh (SN 1973, ngụ Quảng Ninh) tại một khách sạn trên địa bàn tỉnh này. Ánh khai đã được 2 người Trung Quốc thuê chuyển tiền cho họ tại bến xe Móng Cái, tiền công là 2.000 nhân dân tệ/tháng.
Zheng Ke Xi, Nguyễn Thị Ánh và Zheng Zhuen (từ trái sang phải)
Zheng Ke Xi, Nguyễn Thị Ánh và Zheng Zhuen (từ trái sang phải)
 
Từ lời khai của Ánh, cơ quan CSĐT tiếp tục bắt và khám xét khẩn cấp đối với Zheng Ke Xi (SN 1975) và Zheng Zhuen (SN 1980, cùng ngụ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) khi đang ẩn nấp tại khách sạn Phương Oanh tại TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
 
Các đối tượng lừa đảo còn tìm cách giả dạng người quen, cơ quan,… nhằm lừa gạt tiền cũng thông qua hình thức nạp card điện thoại. Còn chớ cách đây không lâu đã từng rộ lên câu chuyện nhóm lừa đảo nói là có người nhà làm trong hãng Viettel, mà nhiều nhất là “ông chú Viettel”. Khuyến cáo mọi người mua thẻ nhắn tin vào số lạ để tài khoảng tăng từ 10-20 lần.
Hiện tượng
Hiện tượng "ông chú Viettel" rầm rộ một thời gian trên MXH Facebook.
 
Trắng trợn hơn, chúng còn giả dạng là người quen nhắn tin từ mạng xã hội facebook, hay điện thoại nói đang kẹt tiền (một số trường hợp kẻ lừa đảo thâm nhập vào tài khoản facebook của nạn nhân) nhờ người nhận tin nhắn nạp card điện thoại dùm vì đang có chuyện gấp, sau này sẽ trả lại.
 
Nguy hiểm nhất là kẻ lừa đảo điều tra những hộ gia đình thường có người lớn tuổi ở nhà một mình. Gọi điện thoại giả danh công an đề cập việc gia đình dính vào đường dây buôn bán ma túy, rửa tiền hoặc nhẹ nhàng hơn là chưa thanh toán tiền điện, nước, điện thoại. Cần “hợp tác” với cơ quan điều tra nếu không muốn “truy cứu trách nhiệm”.
 
Cô Hồ Nguyệt Quỳnh nhà ở Phường Tân Kiểng, Quận 7, TPHCM phản ánh: “Hôm đó có mình tôi ở nhà thì nhận được điện thoại của một số đối tượng nói là công an. Báo nhà tôi chưa đóng tiền điện thoại với số tiền lớn, cần nạp tiền để “phục vụ điều tra”. Khi đó, tôi cảm thấy lo lắng nên gọi cho con trai thì mới biết đây là các đối tượng lừa đảo chứ không có thật”.
 
Không nên tin việc đột nhiên trúng thưởng
 
Các trang web lừa đảo còn yêu cầu người dùng cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân (cả địa chỉ cư trú, số điện thoại, email, số CMND) và chọn màu, loại sản phẩm trúng thưởng.
Bảng thông tin cá nhân mà trang web lừa đảo tuanlocvang.org đề nghị khách hàng hoàn thành nhằm đánh cắp thông tin, tài khoản facebook.
Bảng thông tin cá nhân mà trang web lừa đảo tuanlocvang.org đề nghị khách hàng hoàn thành nhằm đánh cắp thông tin, tài khoản facebook.
Sau khi cập nhật thông tin cá nhân và các thông tin phụ khác, “khách hàng” sẽ phải làm thủ tục quan trong nhất là nạp card để “thanh toán phí”. Trong phần thanh toán phí có phần tạp nham khi chấp nhận thanh toán dưới mọi hình thức như: thẻ cào điện thoại: Viettel, MobiFone, Vinaphone,… hoặc thẻ thanh toán của FPT Gate, VTC Vcoin. Nếu bạn nạp mã thẻ theo hướng dẫn coi như đã mất tiền cho kẻ lừa đảo.
 
Các hình thức lừa đảo trên vẫn đang diễn ra trong thời điểm hiện tại và sẽ diễn biến tiếp tục với chiều hướng ngày càng tinh vi hơn.
 
Tuy nhiên, nếu mọi người dân biết cân nhắc với các mối lợi bất ngờ,  luôn đặt câu hỏi trước những giải thưởng từ “trên trời rơi xuống” và cảnh giác trước những lời yêu cầu, lời nhờ vả không căn cứ trên mạng xã hội thì những kẻ lừa đảo sẽ không có cơ hội để thu được những món lợi bất chính.
.

Nguồn: Báo CATP Hồ Chí Minh

.