Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201301/25683-quan-ly-vu-khi-tu-tao-noi-vung-cao-nghe-an-392981/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201301/25683-quan-ly-vu-khi-tu-tao-noi-vung-cao-nghe-an-392981/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Quản lý vũ khí tự tạo nơi vùng cao Nghệ An - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 22/01/2013, 08:11 [GMT+7]
25683

Quản lý vũ khí tự tạo nơi vùng cao Nghệ An

Từ bao đời nay, trong gia đình đồng bào các dân tộc ở vùng cao biên giới, súng săn trở thành bạn tri kỷ, vật không thể thiếu. Công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, nhất là việc quản lý vũ khí tự tạo ở các huyện vùng cao biên giới là vấn đề bức xúc. Nhiều địa phương đã làm tốt công tác quản lý nhằm mục đích hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng súng tự chế bừa bãi.
 
Thực trạng thương đau…
 
Cuối tháng 5, người dân xã Keng Đu, huyện biên giới Kỳ Sơn chứng kiến cái chết thương tâm của anh Lương Bá Chuông (40 tuổi) ngay trong khu rừng già của xã. Hôm đó, trời vừa mưa xong, Chuông và người bạn cùng bản Moong Phò Minh rủ nhau vác súng vào rừng để săn bắn. Chuông được phân công ngồi trong bụi rậm, giả vờ kêu “túc túc” để dụ gà rừng đến cho Minh bắn.
 
Một lúc sau, chú gà rừng bay đến gần chỗ anh Chuông đang ngồi, Minh vác súng lên ngắm bắn. Sau tiếng nổ của loạt đạn ria, Minh chạy đến tìm thành quả của mình. Đến nơi, gà chẳng thấy đâu, chỉ thấy ông bạn săn đã nằm bất tỉnh vì trúng đạn. Ngày 4/6, Minh bị cảnh sát bắt tạm giam về hành vi giết người.
 
Cũng vào cuối tháng 5 vừa qua, anh Lương Văn Tá (21 tuổi), ở huyện Tương Dương vác súng săn tự chế của gia đình lên rừng săn thú nhưng không thấy trở về. Đầu tháng 6, người dân đi rừng phát hiện anh Tá chết bên bìa rừng với một vết đạn xuyên đầu cùng với khẩu súng săn bên cạn, có khả năng khi đang đi săn, anh Tá bị trượt ngã, khẩu súng cướp cò, đạn bay thẳng vào đầu. Cách đây mấy năm ở xã Tam Thái, hai anh em ruột người dân tộc Thái theo bố mẹ đi làm rẫy.
 
Nhìn thấy khẩu súng kíp của bố vừa đi săn về đang để ở góc chòi trên rẫy mà chưa kịp cất, hai anh em rủ nhau vác khẩu súng săn ra chơi. Sau một hồi ngắm nghía, cậu anh nhằm thẳng ngực cậu em bắn thử. Súng cướp cò, cậu em trai 11 tuổi chết một cách tức tưởi. Rạng sáng một ngày cuối tháng 12/2009, Lữ Văn Tý, huyện Quỳ Châu vào rừng đi săn.
 
Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH kiểm tra, tiêu hủy số súng tự tạo thu giữ được thông qua vận động
 
Trời nhá nhem, thấy một lùm cây đang rung rinh, tưởng gặp được con thú lớn, anh Tý giơ súng lên bắn, không ngờ, ngồi sau lùm cây ấy là anh Cầm Văn Hòa, xã Châu Thuận đang khai thác gỗ. Còn trường hợp anh Lương Văn Giót cùng bạn là Vi Văn Tới mang súng kíp đi săn. Đang loay hoay tìm kiếm con mồi, nhìn thấy một bóng đen núp sau bụi rậm, ngỡ là con thú lớn…, Tới nổ súng, anh Giót lĩnh trọn luồng đạn hoa cải.
 
Không chỉ gây họa ở các vùng đồng bào dân tộc, miền núi mà súng săn còn trở thành vũ khí trong một số vụ thanh toán giang hồ, cướp tài sản hay ẩu đả ở các huyện thị miền xuôi gây ra những cái chết rất thảm thương… Những kiểu bị thương, chết vì súng săn có hàng trăm tình huống, lý do nhưng hậu quả lại cùng chung một kết cục là chết chóc và thương tật suốt đời.
 
Ở các huyện miền núi rẻo cao biên giới Nghệ An hầu như năm nào cũng có người chết, bị thương vì súng săn. Điều đáng lo ngại là số người sử dụng súng săn nhận thức về pháp luật còn hạn chế, nên quá trình sử dụng còn tùy tiện. Nhiều cái chết do hằn thù, bắn nhầm, vô tình, vô ý đã xảy ra. Đó là những trường hợp vì vợ quan hệ bất chính, chồng đã dùng súng bắn cảnh cáo làm tình địch bị thương.
 
Những vụ dùng súng giải quyết mâu thuẫn có ngàn lẻ kiểu mà đôi khi nguyên nhân lại rất đơn giản tưởng chừng có thể bỏ qua. Đó là việc dùng súng dọa vợ con, dùng súng dọa hàng xóm vì tranh chấp đất đai, bờ rào, bực tức gia đình đã dùng súng tự sát…
 
Bắt đầu từ nhận thức của quần chúng
 
Từ thực trạng trên, được sự tham mưu hỗ trợ của lực lượng công an, chính quyền đoàn thể ở các huyện miền núi biên giới đã vào cuộc vận động nhân dân không sử dụng súng tự tạo, tự giao nộp cho chính quyền. Và cuộc vận động đó điểm khởi đầu là ở huyện Con Cuông, nơi có những tay thợ săn lão luyện đã trở thành phong trào được bà con các dân tộc đồng tình hưởng ứng.
 
Từ bỏ việc sử dụng súng tự chế vốn có từ lâu đời, nhân dân các huyện vùng cao biên giới Nghệ An đã biến cái không thể thành có thể. Thành công không chỉ ở số lượng súng đạn, vật liệu nổ đã thu được mà là phổ biến được kiến thức pháp luật cho nhân dân, xóa bỏ được tập tục lạc hậu của đồng bào. Góp phần làm nên thành quả bước đầu đó là công sức của biết bao người, trong đó gian khổ nhất phải kể đến cán bộ chiến sỹ Phòng CSQLHC về TTXH Công an tỉnh.
 
Thông qua công tác vận động tích cực, nhân dân nhiều địa phương đã tự giác giao nộp nhiều vũ khí tự tạo nguy hiểm cho cơ quan công an
 
Trao đổi với chúng tôi, Đại tá, Trưởng phòng Nguyễn Đăng Sinh không dấu được phấn khởi, tự tin: “Trước những bức xúc về những hậu quả do súng săn, súng kíp gây ra, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã giao cho phòng có nhiệm vụ phối hợp với công an các huyện, thành, thị nói chung và công an các huyện miền núi nói riêng vận động nhân dân giao nộp súng săn đã đăng ký sử dụng và chưa đăng ký sử dụng theo Nghị định 47/CP của Chính phủ.
 
Cán bộ chiến sỹ trong đơn vị thay nhau xuống cơ sở tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tích cực chỉ đạo cuộc vận động. Ban đầu là cuộc vận động các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong các dòng họ giao nộp súng săn, sau đó mời họ cùng tham gia vận động bà con dân bản thực hiện.
 
Bằng tấm lòng chân thành, cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với bà con, những chiến sỹ công an được giao nhiệm vụ đã dần dần thuyết phục, cảm hóa bà con giao nộp các loại vũ khí tự tạo. Nhìn thấy những người có tiếng nói quan trọng trong thôn, bản làng, đông đảo bà con tích cực tham gia”. Vậy là cuộc vận động giao nộp vũ khí, vật liệu nổ trở thành một phong trào được mọi người dân hưởng ứng tích cực và làm theo.
 
Nhiều thợ săn gắn bó lâu năm với súng săn như ông Moong Văn Đức ở Kỳ Sơn, một tay súng kỳ khôi đã bắn hạ biết bao thú rừng và điều quan trọng là cây súng này đã thấm đẫm bao kỷ niệm với mối tình đầu của ông khi còn trai trẻ. Nhưng khi chính quyền, cán bộ công an lựa lời giải thích về tác hại của súng săn ông đã tự giác đem súng nộp.
 
Còn nhiều tấm gương khác như ông Lô Văn Kiên ở Quế Phong, người chuyên dùng súng trong các lễ cưới, ma chay, hay như cánh thợ săn lão luyện quanh lâm trường Thanh Chương cũng tự giác giao nộp súng khiến mọi người thán phục và dần hiểu ra chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Với những thắng lợi của cuộc vận động này, chứng tỏ lòng dân, ý Đảng là một. Vùng cao biên giới sẽ mãi bình yên.

Thành Trung
.