Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201904/quy-trinh-loc-moi-loai-bo-vet-dau-trong-nuoc-thai-848145/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201904/quy-trinh-loc-moi-loai-bo-vet-dau-trong-nuoc-thai-848145/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Quy trình lọc mới loại bỏ vết dầu trong nước thải - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 08/04/2019, 14:32 [GMT+7]

Quy trình lọc mới loại bỏ vết dầu trong nước thải

Mỗi ngày, ngành công nghiệp dầu khí ở Hoa Kỳ tạo ra 2,5 tỷ gallon nước thải. Nước không an toàn cho các hộ gia đình sử dụng và các phương pháp xử lý nước hiện nay sử dụng nhiều năng lượng và không thể loại bỏ tất cả các chất gây ô nhiễm.

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Purdue đã phát triển một kỹ thuật lọc mới, tiết kiệm năng lượng và loại bỏ có hiệu quả vết dầu và các chất gây ô nhiễm từ nguồn nước thải này. Phương pháp mới sử dụng kết hợp ánh sáng và xốp than hoạt tính để xử lý nước ô nhiễm.

"Đây là quy trình xử lý đơn giản, sạch sẽ và không tốn kém", Ashreet Mishra, nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Nước Tây Bắc thuộc trường Đại học Purdue và là đồng tác giả nghiên cứu nói.

Ánh nắng mặt trời hoạt động để làm nóng và kích hoạt xốp than hoạt tính, giúp hấp thụ dầu và các chất gây ô nhiễm khác. Các thử nghiệm chứng minh kỹ thuật xử lý nước thải từ ngành công nghiệp dầu khí đáp ứng tiêu chuẩn nước sạch của Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đối với các nguồn công nghiệp.

Sau khi lọc xong, các nhà khoa học đã đo tổng tượng cacbon hữu cơ ở mức 7,5 miligam trên mỗi lít nước. Các nhà nghiên cứu cũng có thể thu hồi 95% lượng dầu được hấp thụ bởi xốp than hoạt tính.

Mishra cho rằng: "Đây là phương pháp đầu tiên để tiến hành lọc trong một bước duy nhất qua xốp có lỗ. Quy trình của chúng tôi có thể giải quyết các khía cạnh chi phí và năng lượng của vấn đề".

Trước đây, các nhà nghiên cứu đã sử dụng xốp thấm cà phê để làm sạch nước nhiễm chì. Các vật liệu xốp khác có thể được sử dụng để phản ứng với nước và tách các phân tử ngoài mục tiêu. Các túi khí nhỏ bên trong xốp làm nhiệm vụ bẫy và giữ lại các chất ô nhiễm đã bị loại bỏ. Nhóm nghiên cứu cho rằng xốp than đá có thể được sản xuất trên quy mô lớn để kết hợp vào trong các hệ thống lọc nước hiện nay.

N.T.T (NASATI), theo https://www.upi.com/Science_News/2019/03/21/New-purification-process-removes-traces-of-oil-from-produced-water/8141553138444/, 3/2019

.

Theo Vista

.