Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201903/an-do-la-nuoc-thu-4-tren-the-gioi-co-the-ban-ha-ve-tinh-846352/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201903/an-do-la-nuoc-thu-4-tren-the-gioi-co-the-ban-ha-ve-tinh-846352/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Ấn Độ là nước thứ 4 trên thế giới có thể bắn hạ vệ tinh - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 29/03/2019, 08:18 [GMT+7]

Ấn Độ là nước thứ 4 trên thế giới có thể bắn hạ vệ tinh

Ấn Độ đã vừa thử nghiệm bắn hạ thành công một vệ tinh bay ở quỹ đạo thấp của Trái Đất với tên lửa đạn đạo, thủ tướng Narendra Modi cho hay. Như vậy Ấn Độ đã trở thành nước thứ 4 trên thế giới từng bắn hạ vệ tinh, trước đó Mỹ và Nga đều đã thử nghiệm thành công vào thập niên 80 của thế kỷ trước. Trung Quốc cũng làm được điều tương tự vào năm 2007.
Sứ mạng có tên Shakti (sức mạnh Hindi) và đây là một hệ thống tên lửa đạn đạo (BMD) chống vệ tinh (A-SAT). Chỉ mất 3 phút, tên lửa đã tiếp cận và phá hủy một vệ tinh của Ấn Độ (vừa tiết lộ là vệ tinh Microsat-R nặng 740 kg) đang bay ở độ cao 300 km so với Trái Đất. Modi mô tả đây là một "khoảnh khắc tự hào" đối với Ấn Độ và mục đích thử nghiệm là nhằm phát triển các năng lực phòng thủ.

Ông nói: "Chúng tôi không chỉ có năng lực phòng thủ trên đất liền, biển hay trên không mà giờ đây là từ không gian." và ông cũng nhấn mạnh toàn bộ công nghệ được phát triển trong nước. Theo nhà nghiên cứu Kartik Bommakanti đến từ Hiệp hội nghiên cứu giám sát (ORF) thì Ấn Độ đã có năng lực phòng thủ không gian từ nhiều năm trước nhưng đến nay mới gặt hái thành quả. "Đây là điều rất quan trọng về khía cạnh an ninh quốc gia và khả năng đối phó với chiến tranh trong tương lai," Bommakanti nói.

Đang tải India Mondi.jpg…
Thủ tướng ấn độ Narenda Modi.

Thử nghiệm diễn ra trong bối cảnh giới chức trách nước này ngày một quan ngại về khả năng đối phó của các lực lượng vũ trang Ấn Độ trên chiến trường hiện đại. Gần đây nhất là vụ không chiến giữa Không quân Ấn Độ và Pakistan sau nhiều thập niên 2 nước không đụng độ vũ trang về vấn đề biên giới. F-16 của Pakistan đã bắn hạ một chiến MiG 21 Bison của Ấn Độ, bắt sống phi công nhưng sau đó trao trả trong hòa bình để làm dịu tình hình. Vụ việc trên dẫn đến những chỉ trích của Ấn Độ về dàn máy bay chiến đấu cũ kỹ và theo một báo cáo của nghị viện Ấn Độ thì phải đến 68% trang bị quốc phòng nước này hiện có là "đồ cổ".

Thử nghiệm trên tiếp tục cho thấy tham vọng của Ấn Độ về không gian. Hồi đầu năm 2014, Ấn Độ đã trở thành nước thứ 4 gửi vệ tinh lên sao Hỏa. Dự án tiêu tốn 74 triệu USD, thấp hơn cả chi phí làm bộ phim về không gian Gravity. Ngoài ra chính phủ nước này cũng đề ra khoảng đầu tư 1,43 tỉ USD cho sứ mạng có con người đầu tiên vào không gian năm 2022, dự kiến sẽ đưa 3 nhà du hành vào vũ trụ và sống trong 1 tuần.

Tuy nhiên, thử nghiệm của Ấn Độ cũng dấy lên lo ngại về rác thải không gian. Lần trước khi Trung Quốc bắn hạ tên lửa, nó đã tạo ra một đám mây mảnh vỡ khổng lồ với hơn 3000 mảnh đủ lớn để NASA theo dõi được trên radar và hàng ngàn mảnh quá nhỏ. Những mảnh vỡ này có thể gây nguy hiểm cho các vệ tinh cũng như trạm không gian quốc tế ISS.

.

Theo: The Washington Post​