Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201608/nha-nghien-cuu-kinh-te-cam-nhan-ve-chinh-phu-moi-691446/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201608/nha-nghien-cuu-kinh-te-cam-nhan-ve-chinh-phu-moi-691446/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nhà nghiên cứu kinh tế cảm nhận về Chính phủ mới - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 01/08/2016, 07:54 [GMT+7]

Nhà nghiên cứu kinh tế cảm nhận về Chính phủ mới

(Congannghean.vn)-Sau khi Quốc hội khóa XIV phê chuẩn thành viên của Chính phủ mới nhiệm kỳ 2016-2021 với số phiếu tín nhiệm rất cao, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo quan trọng, kiểm điểm tình hình 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ cho 5 năm 2016-2020. Theo GS. TSKH Nguyễn Quang Thái, Tổng Thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, những người nghiên cứu kinh tế đã được truyền sự phấn khích và quyết liệt từ Chính phủ mới.

Cổng TTĐT Chính phủ xin giới thiệu những cảm nhận của GS. TSKH Nguyễn Quang Thái về thông điệp chỉ đạo, điều hành từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

Toàn dân ghi nhận báo cáo đã kiểm điểm gắn gọn, xúc tích những thành tựu đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2016 do sự nỗ lực của toàn dân, toàn quân dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có đóng góp quan trọng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong 100 ngày sau kiện toàn từ đầu tháng 4/2016. Mọi người đều ghi nhận những nỗ lực xử lý nhanh, dứt khoát các hiện tượng mới nảy sinh cần điều chỉnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đồng thời chú trọng thực hiện một số công việc có ý nghĩa dài hạn trong hoàn thiện thể chế; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; tích cực phòng chống thiên tai; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; tăng cường phát hiện, xử lý vụ việc tham nhũng; xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, biển đảo…

Nhờ sự nỗ lực của toàn dân, đất nước đã vượt khó, đạt được thành quả tích cực trong khó khăn: Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,35%. Tín dụng tăng 8,16%; tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định, dự trữ ngoại tệ đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Xuất siêu 1,54 tỷ USD. Thu NSNN tăng 6,1%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 11,7%... Đó là thành quả rất đáng ghi nhận khi kinh tế trong nước và thế giới có nhiều khó khăn hơn ngoài dự kiến và cả những thách thức chưa từng có về rét đậm rét hại ở phía Bắc, hạn hán nghiêm trọng các tỉnh Miền Trung, Tây nguyên, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long…

Nhìn thẳng sự thật

Trong kỳ họp này, cùng với các báo cáo chi tiết đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2016; các báo cáo về quản lý, sử dụng tài sản công, phòng chống tham nhũng, lãng phí, cải cách hành chính, xử lý sự cố môi trường ở ven biển 4 tỉnh miền Trung và về một số lĩnh vực khác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày một báo cáo lần đầu tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng nhiều thông tin toàn diện, chính thức, phản ánh trực diện những khó khăn thách thức đang phải đối mặt, với nhiều con số cụ thể, không né tránh. Từ đó có quyết sách đúng được người dân đón nhận thuận lợi.

Chính phủ không chỉ ghi nhận nhiều thuận lợi mới đang mở ra, mà còn nói rõ đất nước cũng gặp không ít khó khăn, thách thức to lớn. Báo cáo ghi nhận tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm; hầu hết các nền kinh tế lớn đều gặp khó khăn; dự báo tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu liên tục điều chỉnh theo hướng giảm. Tình hình căng thẳng ở biển Đông cũng là các nhân tố tác động lớn, gây khó khăn thêm. Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai, dịch bệnh, sử dụng nguồn nước... ngày càng trầm trọng, khó dự báo.

Đặc biệt, trong một báo cáo ngắn gọn nhưng đã nhấn mạnh không né tránh, với nhiều số liệu minh chứng việc chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí lần đầu tiên được tập trung làm rõ về nợ công cao, áp lực trả nợ; xử lý nợ xấu còn chưa thực chất và gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp. Quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường còn nhiều hạn chế. Báo cáo cũng đã phân tích không né tránh thực trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại của nền kinh tế, thấp hơn cùng kỳ năm 2015 (5,52% so với 6,32%). Báo cáo nhấn mạnh tái cơ cấu nhiều ngành, lĩnh vực triển khai chậm, còn lúng túng.

Có thể nói, người dân và các nhà kinh tế lắng nghe và hoan nghênh báo cáo đã nhìn thẳng sự thật để tìm giải pháp đúng, trúng, mạnh thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 và 5 năm 2016-2020.

Chương trình hành động toàn diện

Người đọc đặc biệt hoan nghênh Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; đồng thời, theo dõi sát diễn biến tình hình để có giải pháp ứng phó phù hợp, kịp thời. Cụ thể, báo cáo đã nhấn mạnh tám nhóm nhiệm vụ và giải pháp đề ra như một chương trình hành động toàn diện, gồm 8 điểm. Xin được nhấn ba điểm tâm đắc nhất.

Một là, kiên trì lấy ổn định kinh tế vĩ mô làm nền tảng cho phát triển bền vững. Đây là quan điểm xuyên suốt cần nắm vững trong cả nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XIV này, cần kiên trì thực hiện các giải pháp dài hạn về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng phù hợp với tình hình mới, từ đó nâng cao hiệu quả, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế năng động, hiệu quả, hội nhập quốc tế.

Hai là, phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp, tạo nền tảng vững cho ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển dài hạn. Các nhà kinh tế hoan nghênh các biện pháp thúc đẩy doanh nghiệp, nhất là khu vực kinh tế tư nhân, nơi đang tạo ra nhiều việc làm, nhưng năng suất lao động còn thấp để trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, từ đó tạo thêm thu nhập, việc làm, tác động tích cực cho ổn định kinh tế vĩ mô, tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân.

Chúng tôi hoan nghênh chủ trương tập trung hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; hoàn thiện pháp luật về đăng ký và hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Kiên quyết xóa bỏ các giấy phép con không còn phù hợp, bảo đảm các điều kiện kinh doanh phải lượng hóa được và công khai, minh bạch, khả thi. Tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp, các loại hình hợp tác xã, hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Sớm trình Quốc hội Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình; phát triển doanh nghiệp tư nhân với mọi loại hình. Khuyến khích hình thành doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh, có năng lực cạnh tranh cao, tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Cùng với khu vực ngoài Nhà nước phát triển mạnh mẽ, cần có những cải cách mạnh mẽ DNNN, nơi đang chiếm giữ một lượng vốn, tài sản quan trọng bậc nhất của quốc gia.

Đối với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cần sàng lọc các dự án đã và sẽ cấp phép để nâng cao chất lượng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Chúng tôi hoan nghênh việc thu hút mạnh đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia gắn với phát triển doanh nghiệp trong nước và công nghiệp hỗ trợ, chú trọng các doanh nghiệp có công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa và dịch vụ Việt Nam, đưa hàng Việt Nam tham gia chuỗi sản phẩm của thế giới, đưa thế giới gắn bó với Việt Nam.

Ba là, cùng với biện pháp nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, Chính phủ tăng cường tính công khai minh bạch trong thông tin, chủ động cung cấp thông tin đến người dân để chống lại các thông tin xấu. Việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác sẽ là giải pháp để người dân phát huy vai trò làm chủ trong quá trình phát triển. Trong lĩnh vực thông tin, cần phát huy vai trò tư vấn, giám sát, phản biện của các nhà khoa học, các cơ quan báo chí, cũng như các đoàn thể trong MTTQ Việt Nam, của người dân và toàn xã hội. Đó là biện pháp rất quan trọng để tạo đồng thuận xã hội trong điều kiện mới của hội nhập và cách mạng khoa học công nghệ.

Chúng tôi tin tưởng Chính phủ sẽ quyết liệt hành động theo các cam kết của Thủ tướng đã tuyên bố trước Quốc hội và cử tri, tiếp tục đổi mới toàn diện, sâu rộng, có những đột phá về cơ chế chính sách và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, quyết liệt hành động, huy động mọi nguồn lực, phát huy dân chủ, sáng tạo của người dân, doanh nghiệp. Như vậy toàn dân, toàn quân ta sẽ vượt lên khó khăn thách thức, hoàn thành mức cao nhất kế hoạch năm 2016 và tạo tiền đề hoàn thành tốt Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng.

.

Nguồn: Chinhphu.vn

.