Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201603/phong-trao-thanh-nien-lap-nghiep-dong-luc-phat-trien-kinh-te-cho-dvtn-668609/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201603/phong-trao-thanh-nien-lap-nghiep-dong-luc-phat-trien-kinh-te-cho-dvtn-668609/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Động lực phát triển kinh tế cho ĐVTN - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 24/03/2016, 08:30 [GMT+7]
Phong trào "Thanh niên lập nghiệp"

Động lực phát triển kinh tế cho ĐVTN

(Congannghean.vn)-Phong trào “Thanh niên lập nghiệp” đã tạo điều kiện cho hàng trăm ĐVTN Nghệ An được tiếp cận với nguồn vốn, khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Tạo động lực phát triển kinh tế

Nghệ An là tỉnh có dân số đông, trong đó thanh niên độ tuổi từ 16 - 30 hiện có gần 1 triệu người, chiếm khoảng 27% dân số và 47% lực lượng lao động của tỉnh. Đây là nguồn lao động dồi dào nhưng do thiếu việc làm nên  không ít người phải rời quê hương để đi làm thuê. Tuy nhiên, sau khi có phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, được sự hỗ trợ của Tỉnh đoàn và các ban, ngành, nhiều thanh niên đã xây dựng được cơ sở kinh tế ổn định, mỗi năm mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Đoàn viên thanh niên tham quan mô hình phát triển kinh tế điển hình trong phong trào “Thanh niên lập nghiệp”
Đoàn viên thanh niên tham quan mô hình phát triển kinh tế điển hình trong phong trào “Thanh niên lập nghiệp”

Được phát động từ năm 2007 đến nay, phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” đã được triển khai sâu rộng tới các cơ sở đoàn. Thông qua các chương trình như: Tổng đội “Thanh niên xung phong”, hợp tác sản xuất… đã giúp đỡ nhiều thanh niên trong quá trình lập nghiệp.

Ngay từ đầu năm, các cấp bộ đoàn đã tổ chức khảo sát nhu cầu việc làm, học nghề của thanh niên nông thôn để tham mưu phòng lao động - thương binh và xã hội các huyện, thành phố mở lớp đào tạo nghề phù hợp. Qua việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên đã tạo việc làm và phát triển kinh tế cho thanh niên địa phương.

Điển hình như: Tổ hợp tác sản xuất nước mắm Quỳnh Dị, TX Hoàng Mai; mô hình Tổ hợp tác thanh niên nuôi chim trĩ sinh sản tại xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu; mô hình Tổ hợp tác thanh niên trồng dưa hấu ruột đỏ tại xã Nam Tân, huyện Nam Đàn; mô hình Hợp tác xã chế biến gỗ Thiên Minh tại xã Tân Thành, huyện Yên Thành...

Bên cạnh đó, các cấp bộ đoàn còn thường xuyên phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội để giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi cho thanh niên nông thôn có điều kiện  phát triển sản xuất. Hiện nay, tổng dư nợ trong thanh niên là hơn 680 tỉ đồng. Nhờ các hoạt động này, nhiều ĐVTN có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Hàng năm, Nghệ An có từ 6 - 8 gương thanh niên được xét tặng giải thưởng Lương Định Của cấp toàn quốc. Đây là phần thưởng cao quý dành tặng cho các nhà nông trẻ xuất sắc trên lĩnh vực nông nghiệp.

Anh Phạm Tuấn Vinh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh đoàn Nghệ An cho biết: “Tính đến nay, tổ chức Đoàn đã quản lý và sử dụng nguồn vốn vay ủy thác lên đến gần 700 tỉ đồng, giải quyết cho hơn 28.000 hộ thanh niên được vay vốn. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 1.250 mô hình thanh niên phát triển kinh tế cho thu nhập ổn định và giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Quỹ thanh niên lập nghiệp tỉnh hiện đang cho 16 dự án vay với tổng số vốn gần 1,7 tỉ đồng, tạo việc làm cho gần 300 lao động. Đây là một tín hiệu vui, chứng tỏ phong trào đang thực sự phát huy hiệu quả và cần phát triển, mở rộng”.

Anh Đặng Văn Tuấn, Bí thư Chi đoàn xóm Minh Cầu, xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp - điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi
Anh Đặng Văn Tuấn, Bí thư Chi đoàn xóm Minh Cầu, xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp - điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi

Xuất hiện nhiều gương điển hình

Từ khi ra đời, phong trào ”Thanh niên lập nghiệp” đã tạo động lực cho ĐVTN mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều gương điển hình về phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Anh Đặng Văn Tuấn (SN 1990), Bí thư Chi đoàn xóm Minh Cầu, xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp là một trong những gương thanh niên thoát nghèo từ nguồn hỗ trợ vay vốn ”Thanh niên lập nghiệp”. Được giải quyết cho vay vốn 306 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, anh Tuấn đã mạnh dạn nhận giao khoán đất, trong đó có 2 ha trồng cam, 5 ha trồng cao su, 2 ha trồng quýt, 0,5 ha trồng chè, mang lại nguồn thu nhập 640.000.000 đồng/năm, giải quyết việc làm cho gần 20 ĐVTN.

Anh Trần Văn Lực, xóm Thuận Yên, xã Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ cũng là điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi. Hiện, anh có 1 cơ sở lò ngói, sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư,  lãi ròng khoảng 300.000.000 đồng/năm. Cơ sở sản xuất của anh đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 7 lao động trong xã với mức lương bình quân 4.500.000 đồng/tháng và 20 lao động làm việc bao khoán, thu nhập bình quân 150.000 đồng/ngày.

Ngoài ra, anh Lực còn có 1 trang trại mô hình V.A.C với diện tích 1.870 m2, mang lại nguồn thu nhập 700.000.000 đồng/năm. Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, anh thu lãi ròng khoảng 150.000.000 đồng. Trang trại đã tạo việc làm ổn định cho 2 lao động trong xã với mức lương bình quân 2.500.000 đồng/tháng.

Có thể nói, phong trào ”Thanh niên lập nghiệp” đã thật sự tạo được dấu ấn và có ý nghĩa thiết thực đối với ĐVTN, tạo điều kiện cho họ vươn lên làm giàu chính đáng bằng chính bàn tay, khối óc của mình, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

.

Như Phương

.