Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201603/nong-dan-huyen-anh-son-cay-dang-vi-ot-cay-666240/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201603/nong-dan-huyen-anh-son-cay-dang-vi-ot-cay-666240/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cay đắng... vì ớt cay - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 11/03/2016, 10:52 [GMT+7]
Nông dân huyện Anh Sơn

Cay đắng... vì ớt cay

(Congannghean.vn)-Ớt chín đỏ rực cả cây nhưng doanh nghiệp từ chối thu mua khiến hàng chục hộ nông dân trên địa bàn huyện Anh Sơn điêu đứng. Trong khi chờ động thái từ phía bao tiêu sản phẩm, do ớt cay đã chín quá ngày tuổi trên đồng ruộng buộc họ phải ngậm ngùi nhổ bỏ để chuyển đổi sang cây trồng khác cho kịp thời vụ.

Những ngày vừa qua, người dân trên địa bàn xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn luôn nóng lòng chờ đợi phía các doanh nghiệp nhận thu mua ớt cay mà họ đã hợp đồng với nông dân trước đó. Lý do là đã đến kỳ thu hoạch ớt cao sản xuất khẩu nhưng vẫn chưa thấy người thu mua khiến ai cũng bất an, lo lắng.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Anh Sơn có hàng trăm hộ tham gia trồng ớt theo chủ trương chuyển đổi cây trồng. Theo phản ánh của đa số hội viên, năm 2014, được Hội Nông dân huyện chủ trương tham gia vận động trồng và có hợp đồng ký kết rõ ràng, kịp thời vụ nên họ rất yên tâm. Tuy nhiên, không hiểu sao đến năm 2015, xã lại đứng ra phối hợp với các doanh nghiệp để trồng, đến nay, ớt đã đến kỳ nhưng không được thu hoạch nên bị hư hỏng rất nhiều.

Nhiều hộ nông dân huyện Anh Sơn ngậm ngùi nhổ bỏ cây ớt khi đến kỳ thu hoạch
Nhiều hộ nông dân huyện Anh Sơn ngậm ngùi nhổ bỏ cây ớt khi đến kỳ thu hoạch

Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch UBND xã Hoa Sơn cho biết: Hoa Sơn là địa phương ở huyện Anh Sơn đưa cây ớt cao sản vào trồng, ký kết với một công ty xuất khẩu nông lâm sản ở tỉnh Thanh Hóa để bao tiêu sản phẩm.

Năm 2014, công ty thực hiện bao tiêu hết sản phẩm đã đưa lại lợi nhuận cao nên bà con rất phấn khởi và tin tưởng. Theo tính toán, mỗi sào ớt mang lại thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng, cao gấp 3 - 4 lần trồng ngô. Nhờ mang lại hiệu quả cao nên phong trào trồng ớt cay xuất khẩu được bà con tích cực hưởng ứng. Từ một vài hộ nhỏ lẻ, vụ ớt 2015 - 2016, toàn xã có trên 120 hộ tham gia trồng với gần 12 ha.

Cũng theo ông Thọ, do công ty ngừng thu mua, ớt thu hoạch ứ đọng làm cho nhiều hộ nông dân điêu đứng, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân khi thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trước tình hình đó, xã đã cử cán bộ liên hệ với các doanh nghiệp kinh doanh cây ớt ở tỉnh Hà Tĩnh để bàn phương án nhưng cũng không đảm bảo được đầu ra.

Qua tìm hiểu, trên địa bàn huyện Anh Sơn còn có các xã: Tường Sơn, Long Sơn, Đức Sơn, Hội Sơn, Vĩnh Sơn với hàng trăm hộ nông dân chuyển đổi trồng cây ớt trong mùa vụ năm 2015 - 2016 với hơn 30 ha cùng hàng nghìn tấn quả nhưng khi đến mùa thu hoạch, chỉ số ít địa phương được các doanh nghiệp đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Ông Nguyễn Hồng Phi, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Anh Sơn cho biết: Chúng tôi đã nắm được thông tin về việc hàng trăm hộ nông dân trên địa bàn huyện tham gia trồng ớt cao sản nhưng đến nay, doanh nghiệp không thu mua sản phẩm. Tuy nhiên, vụ mùa 2015 - 2016, Hội Nông dân huyện không có chủ trương ký kết với doanh nghiệp nào. Sau thành công của vụ mùa 2014, nông dân tham gia hưởng ứng trồng ớt nhiều nhưng từ năm 2015, các xã lại tự liên hệ doanh nghiệp thu mua.

.

Xuân Thống

.