Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201601/huong-mo-de-phat-trien-du-lich-ky-2-658211/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201601/huong-mo-de-phat-trien-du-lich-ky-2-658211/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Hướng mở để phát triển du lịch (Kỳ 2) - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 20/01/2016, 09:15 [GMT+7]

Hướng mở để phát triển du lịch (Kỳ 2)

(Congannghean.vn)-Nghệ An là tỉnh có nhiều tiềm năng trong phát triển ngành công nghiệp không khói. Tuy nhiên, những lợi thế này vẫn chưa được khai thác triệt để. Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh cần đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác với các địa phương khác nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà.

Kỳ II: Liên kết cùng phát triển du lịch

Liên kết để phát triển du lịch là xu hướng tất yếu nhằm đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp không khói. Đây chính là “chìa khóa” để các tỉnh lân cận trong đó có Thanh Hóa đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 18%/năm và giữ vững ổn định trong thời gian dài. Năm 2015, tổng thu từ hoạt động du lịch của tỉnh đạt 5.200 tỉ đồng.

Cũng như Thanh Hóa, tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình đã được “thức tỉnh” và phát huy hiệu quả nhờ việc liên kết đầu tư với nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Địa phương được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, độc đáo, là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử - văn hóa.

Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Ninh Bình tăng nhanh, đặc biệt là giai đoạn 2010 - 2014, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành du lịch đạt 8,9%/năm. Năm 2015, lượng khách đến tham quan Ninh Bình đạt khoảng 6 triệu lượt, mang về doanh thu 1.400 tỉ đồng.

 Hội nghị liên kết đầu tư và phát triển du lịch năm 2015 là cơ hội để các tỉnh đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch
Hội nghị liên kết đầu tư và phát triển du lịch năm 2015 là cơ hội để các tỉnh đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch

Nghệ An là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch; đặc biệt là du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, với hàng nghìn di tích văn hóa - lịch sử. Một trong những yếu tố làm nên sự hấp dẫn của du lịch Nghệ An là nhiều phong tục tập quán, lễ hội đặc sắc; văn hoá ẩm thực, làng nghề truyền thống mang đậm dấu ấn địa phương; trong đó có dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên, con số tăng trưởng của ngành du lịch tỉnh còn khá khiêm tốn. Năm 2015, lượng khách lưu trú đạt trên 3,5 triệu lượt; tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch là 2.500 tỉ đồng.

Thời gian qua, tỉnh đã chú trọng đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch, nhất là hệ thống đường giao thông tiếp cận các điểm tham quan du lịch. Sân bay Vinh đã được nâng cấp thành sân bay quốc tế. Một số cơ sở nghỉ dưỡng cao cấp đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào hoạt động như tại TX Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Nhiều khu du lịch sinh thái được đẩy mạnh đầu tư nhằm khai thác triệt để tiềm năng du lịch của địa phương.

Đây là những yếu tố quan trọng tạo điều kiện thúc đẩy liên kết du lịch với các tỉnh. Mục tiêu của ngành du lịch Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020 là doanh thu đạt trên 5 nghìn tỉ đồng. Để đạt được con số trên, hoạt động liên kết, đầu tư trong du lịch được coi là “chìa khóa”.

Ông Hồ Mậu Thanh, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh cho biết: “Phối hợp, liên kết phát triển du lịch là yếu tố đặc biệt cần thiết, đặc biệt là liên kết với các tỉnh như Ninh Bình, Thanh Hóa nhằm khai thác có hiệu quả các giá trị văn hoá đặc sắc và tiềm năng du lịch đặc trưng của mỗi địa phương; qua đó tiến tới xây dựng một điểm đến du lịch chung. Trong thời gian tới, Nghệ An sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc trao đổi khách, xây dựng sản phẩm du lịch mới và tìm kiếm cơ hội đầu tư về du lịch trên địa bàn tỉnh; đồng thời chú trọng xây dựng sản phẩm đặc thù của tỉnh để thu hút du khách”.

Tuy nhiên, bên cạnh công tác xúc tiến, quảng bá tiềm năng, cần đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng. Trong đó chú trọng học hỏi kinh nghiệm từ các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình trong việc tạo cơ chế thuận lợi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành tiến hành khảo sát và hình thành các sản phẩm du lịch chung với các địa phương.

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa từ phía các cơ quan quản lý, đặc biệt là sự chủ động của các doanh nghiệp lữ hành. Bên cạnh đó, các địa phương có tiềm năng về du lịch cũng cần đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc quảng bá hình ảnh, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng những điểm đến hấp dẫn.

.

Phương Thủy

.