Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201403/bay-nguoi-tren-cong-trinh-khai-thac-khoang-san-463256/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201403/bay-nguoi-tren-cong-trinh-khai-thac-khoang-san-463256/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
'Bẫy người' trên công trình khai thác khoáng sản - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 18/03/2014, 08:48 [GMT+7]

'Bẫy người' trên công trình khai thác khoáng sản

(Congannghean.vn)-Hoạt động khai thác khoáng sản theo quy trình, thủ tục mà pháp luật quy định (sau đây gọi là khai thác có phép) nhằm tạo điều kiện cho đơn vị, cá nhân khai thác nguồn tài nguyên trong thiên nhiên để tạo nguồn thuế cho Nhà nước. Tuy nhiên, ngoài lợi nhuận mang lại, công tác hoàn thổ sau khi khai thác tài nguyên hiện đang bị bỏ ngỏ, có chăng cũng chỉ đang ở cam kết trên văn bản, giấy tờ chứ chưa được các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ.

Nghệ An là tỉnh có nguồn trữ lượng khoáng sản tương đối đa dạng về chủng loại, phong phú về địa tầng phân bổ. Theo các tài liệu đã từng công bố thì chỉ tính riêng kim loại và đá quý có trữ lượng lớn như: Vàng sa khoáng ở lưu vực sông Cả, sông Hiếu với trữ lượng trên 20 tấn, riêng thiếc sa khoáng ở Nghệ An được đánh giá là lớn nhất Việt Nam, với trữ lượng khoảng 42.000 tấn (chiếm 30% trữ lượng thiếc cả nước) tập trung ở các huyện Quỳ Hợp, Quế Phong; sắt với trữ lượng 1,8 triệu tấn ở Nghi Lộc, Thanh Chương.

Công tác hoàn thổ tại các công trình khai thác khoáng sản đang bị bỏ ngỏ (ảnh chụp tại mỏ đá Nghĩa Dũng, thị xã Thái Hòa)
Công tác hoàn thổ tại các công trình khai thác khoáng sản đang bị bỏ ngỏ (ảnh chụp tại mỏ đá Nghĩa Dũng, TX Thái Hòa)

Ngoài ra, một số khoáng sản khác như Mangan với trữ lượng khoảng hơn 3 triệu tấn, tập trung ở các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc. Titani tồn tại dưới dạng Inmenit, với tổng trữ lượng khoảng 22.600 tấn, tập trung phần lớn ở Cửa Hội. Bôxít có trữ lượng khoảng 3 triệu tấn, tập trung ở các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Nghĩa Đàn. Photphorit có trữ lượng khoảng 130.000 tấn, ở các huyện Con Cuông, Anh Sơn, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Thanh Chương... 

Ngoài ra, Nghệ An còn có thế mạnh về đá xây dựng với trữ lượng rất lớn, nhiều loại đá có giá trị kinh tế cao như đá trắng Quỳ Hợp khoảng trên 300 triệu m3; đá bazan có trữ lượng 260 triệu m3 ở Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; đá đen trữ lượng 54 triệu m3 ở Con Cuông, Đô Lương. Đặc biệt, có nguồn đá vôi trên 1 tỉ m3 ở các khu vực Anh Sơn, Quỳnh Lưu, Con Cuông. Nhiều nhất là đá xây dựng, trên 1 tỉ m3 ở Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Đô Lương, Nghĩa Đàn...

Đó là chưa kể hàng loạt các loại khoáng sản khác như sét để sản xuất gạch ngói, sét xi măng 300 triệu tấn, than mỡ 40.000 tấn, than bùn 10 triệu tấn... Qua đánh giá sơ bộ thì hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng trên 200 địa điểm mỏ và cấp trên 300 giấy phép khai thác khoáng sản các loại. Những nguồn tài nguyên nói trên được UBND tỉnh quản lý và có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp có đủ điều kiện đầu tư khai thác một cách khoa học, đúng quy trình.

Tuy nhiên, công tác phục hồi môi trường ở những điểm mỏ khai thác khoáng sản hiện nay đang bị các doanh nghiệp “làm ngơ” sau khi tận thu, đào bới, xới tung nguồn tài nguyên có sẵn trong tự nhiên. Việc thực hiện cam kết công tác hoàn thổ của các đơn vị đầu tư khai thác, ký quỹ bảo vệ môi trường chưa được đồng bộ, nghiêm túc. Nhiều đơn vị còn mang tính chất đối phó hoặc cố tình lảng tránh, không thực hiện theo quy trình.

Đơn cử, tại mỏ đá Lèn Chùa thuộc phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai) là trường hợp rõ nhất. Tháng 7/2013, 2 doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH Thanh Xuân, Công ty TNHH Xuân Hùng, đã hết phép, yêu cầu đình chỉ công tác khai thác đá tại mỏ Lèn Chùa. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 12/2013, các đơn vị nói trên không thực hiện nghiêm túc việc phục hồi môi trường mà vẫn vô tư khai thác đá tại đây. Sau khi kiểm tra những thông tin mà dư luận phản ánh, các cơ quan chức năng mới tiến hành đình chỉ, yêu cầu đóng cửa mỏ. Thế nhưng, các đơn vị đã hết thời hạn cấp phép khai thác đá vẫn không thực hiện quy trình phục hồi môi trường sau khai thác. Hậu quả để lại là những hố sâu, địa tầng nham nhở trở thành mối nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn đối với cuộc sống của người dân nơi đây.

Hay như tại mỏ đá Lèn Kỳ ở xã Đồng Thành (Yên Thành) cũng là trường hợp không ngoại lệ. Năm 2012, các cơ quan chức năng đã có văn bản đình chỉ việc khai thác đá tại đây. Tuy nhiên, để “lách luật”, vào tháng 11/2013, các cá nhân, đơn vị ở đây đã trình dự án thiết kế để các cơ quan chức năng “cấp phép phục hồi, hoàn thổ môi trường” nhằm lén lút khai thác, tận thu đá xây dựng. Thực tế cho thấy, giấy phép phục hồi môi trường ở đâu chẳng thấy mà chỉ thấy người dân ở đây ồ ạt đua nhau vào khai thác đá theo kiểu “mạnh ai người ấy làm”. Đó là chưa đề cập đến hàng trăm điểm mỏ khai thác khoáng sản thổ phỉ đã để lại tác động xấu đến nguồn tài nguyên thiên nhiên của Quốc gia.

Thực tế, trên địa bàn toàn tỉnh có rất nhiều điểm mỏ mà sau khi khai thác xong, công tác phục hồi, hoàn thổ môi trường vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống cũng như bao hệ lụy khác để lại cho từng địa phương. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần có biện pháp giám sát chặt chẽ hơn nữa công tác hoàn thổ, phục hồi môi trường đối với những đơn vị đã được cấp giấy phép xây dựng.

.

Ngọc Thái