Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201211/24329-tranh-lam-moi-cho-ban-hang-da-cap-bat-chinh-394099/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201211/24329-tranh-lam-moi-cho-ban-hang-da-cap-bat-chinh-394099/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tránh làm mồi cho bán hàng đa cấp bất chính - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 22/11/2012, 09:26 [GMT+7]
24329

Tránh làm mồi cho bán hàng đa cấp bất chính

Sự thật về kinh doanh đa cấp tại Việt Nam

Theo bà Trương Thị Nhi, Chủ tịch Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam, thực tế ở thời đại kinh tế cạnh tranh khốc liệt, bán hàng đa cấp chính là mô hình đưa tận tay sản phẩm đến người tiêu dùng, không thông qua các đại lý, cửa hàng bán lẻ, không tốn chi phí quảng cáo, tiếp thị... nhằm giảm thiểu tối đa. Cách thức này hiển nhiên là có lợi cho người tiêu dùng. Theo đó, thành viên - tức nhà phân phối được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng... thông qua việc tìm kiếm khách hàng.

Còn tại Việt Nam, vì sao loại hình đa cấp lại biến tướng thành cách lừa đảo tinh vi? Có thể nói rằng hiện nay kinh doanh đa cấp bất chính, lừa đảo tại Việt Nam chính là lợi nhuận không xuất phát từ giới thiệu, bán sản phẩm mà chính là từ tuyển mộ người tham gia mới.

Điều đáng chú ý là các tập đoàn đa cấp lừa đảo đã "tung hỏa mù", chiêu dụ các nạn nhân có phương tiện tiếp tay không nhỏ chính là hệ thống truyền thông trong nước thông qua các chương trình truyền hình, bài viết quảng cáo...

Đại tá Lê Văn Tam, Trưởng phòng 7 Cục Hình sự, Bộ Công an - cho biết, trên thực tế, các công ty đa cấp bất chính đã lấy tiền người sau trả cho người trước, chứ không tạo ra lợi nhuận kinh doanh. Những người tham gia trước có thể biết mình bị lừa nhưng vì lợi nhuận, tiền thưởng trước mắt tiếp tục lôi kéo người khác tham gia để gỡ gạc. Ai cũng nghĩ mình có thể nhanh chân hơn để lấy lại tiền, nhưng khi sụp đổ là một dây chuyền...

Thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương về lượng người tại Việt Nam tham gia bán hàng đa cấp tính đến năm 2011.

Theo một cán bộ thuộc Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, bản chất của bán hàng đa cấp không có gì xấu, được thế giới công nhận là loại hình kinh doanh có hiệu quả cao. Tại Việt Nam, bán hàng đa cấp còn tương đối mới. Có những doanh nghiệp bán hàng đa cấp đàng hoàng, đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Nhưng cũng có không ít doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính lợi dụng người dân con thiếu thông tin nên tung chiêu lừa đảo và chính cơ quan chức năng cũng không thể kiểm soát được tình hình này.

Ông phân tích, sở dĩ không thể kiểm soát tình trạng bán hàng đa cấp bất chính là do:

Thứ nhất, bán hàng đa cấp xây dựng hệ thống mạng người chằng chịt, người này kéo người kia một cách rộng khắp và diễn ra theo kiểu truyền miệng; cơ quan chức năng "đụng" đến là đụng tới quyền lợi của đám đông, có thể nói rất là nhiều người.

Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam sẽ bảo vệ cho nạn nhân của các công ty đa cấp bất chính.

Thứ hai, phải tới năm 2005, Chính phủ mới ban hành nghị định thừa nhận tính hợp pháp của bán hàng đa cấp nhưng các chế tài xử lý về ban hàng đa cấp còn chưa được đề cập chi tiết, thậm chí có thể nói là thiếu.

Thứ ba, các công ty bán hàng đa cấp hoạt động chui (không có giấy phép hợp pháp) rất khó để phát hiện; khi phát hiện công ty đa cấp bất chính rất khó xác định hành vi vi phạm bởi vì đa số đểu đổ cho nhân viên tự ép nhau mua hàng, đóng tiền...

Nhận diện và cảnh giác với đa cấp bất chính

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, có thể nhận diện bán hàng đa cấp thông qua một số cách nhất định sau đây: yêu cầu người tham gia đặt cọc, bỏ tiền mua hàng hóa để trở thành thành viên, nhà phân phối; không cam kết hoặc có hành vi cản trở người tham gia trả lại hàng hóa, nhận lại tiền đã đóng từ việc chấm dứt hợp đồng; từ chối trả các khoản hoa hồng, tiền thưởng... mà người tham gia được hưởng.

Ngoài ra, hành vi dễ nhận thấy nhất từ loại hình đa cấp bất chính là cung cấp thông tin gian dối về lợi ích (điển hình như thu nhập "khủng", được du lịch nước ngoài... ) để chiêu dụ người khác. Đặc biệt, dùng thông tin thổi phồng, sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa, không sử dụng hàng hóa để bán mà làm phương tiện để dụ dỗ mọi người tham gia...

Khi "chóp bu" của các công ty đa cấp bất chính bị "sờ gáy" lập tức mang lưới bán hàng đa cấp sẽ bị sụp đổ theo hệ thống (trong ảnh: tổng giám đốc của công ty đa cấp Tâm Mặt Trời bị công an tống đạt lệnh khởi tố, bắt giam).

Tại Việt Nam, các doanh nghiêp bán hàng đa cấp nào sử dụng các chiêu trò như trên được coi là vi phạm, là bán hàng đa cấp bất chính.

Bà Trương Thị Nhi khẳng định, "nếu khách hàng mua bất kỳ hàng hóa ở công ty đa cấp nào mà có bức xúc, khiếu nại thì làm đơn đến hiệp hội thì chúng tôi sẽ bảo vệ, giúp đỡ cho người đó".

Cũng theo bà Nhi, hiệp hội đã tuyên truyền pháp luật, đạo đức kinh doanh cho các công ty thành viên, từ đó chỉnh đốn, phát huy loại hình kinh doanh tương đối mới mẻ nay tại Việt Nam. Hiệp hội cũng tổng hợp các thông tin về bán hàng đa cấp để kiến nghị, hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm hoàn chỉnh hơn hành lang pháp lý; kịp thời xử lý những công ty có dấu hiệu vi phạm...

Thời gian tới, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ tiến hành xử phạt hành chính nặng, rút giấy phép kinh doanh đối với các doanh nghiệp bán hàng đa cấp có dấu hiệu lừa đảo. Bộ Công an cho hay cũng cương quyết xử lý hình sự đối với các tập đoàn đa cấp bất chính như việc khởi tố hàng loạt lãnh đạo các công ty đa cấp lừa đảo như trong thời gian vừa qua.

Trước khi chờ sự mạnh tay từ các cơ quan chức năng, hơn ai hết người dân cần cập nhật thông tin, tìm hiểu để nhận diện đối với các loại hình kinh doanh bán hàng, huy động vốn trực tuyến dạng đa cấp lừa đảo, tránh bị lừa đảo, mất tiền bạc lẫn công sức.


Nguồn: VEF
.