Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201205/20364-bo-truong-tai-chinh-thua-nhan-gia-xang-tang-nhieu-giam-it-397228/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201205/20364-bo-truong-tai-chinh-thua-nhan-gia-xang-tang-nhieu-giam-it-397228/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Bộ trưởng Tài chính thừa nhận giá xăng tăng nhiều giảm ít - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 24/05/2012, 07:59 [GMT+7]
20364

Bộ trưởng Tài chính thừa nhận giá xăng tăng nhiều giảm ít

Bộ trưởng Vương Đình Huệ trả lời báo chí
Ngày 23/5, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII về điều hành giá xăng dầu. Theo đó, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho rằng, giá xăng dầu tăng cao nhưng giảm ít là đúng và đã xảy ra. Nhưng đó mới chỉ là hiện tượng.

Vậy bản chất của nó là gì? Nếu như khi giá thị trường tăng mà buộc phải tăng giá lên theo đúng tỷ lệ giữa giá cơ sở thì có thể giá tăng phải rất cao. Cho nên khi tăng, để đảm bảo bình ổn giá, không ảnh hưởng quá lớn đến sản xuất và tiêu dùng thì thông thường nhà nước phải hy sinh phần của mình, đó là giảm thuế. Cho nên, cả một thời gian dài thuế suất xăng dầu đều bằng 0%. Khi có điều kiện để giảm giá thì phải có tính toán một chút đến biểu thuế. Biểu thuế xăng hiện nay là 14% nhưng mới chỉ áp dụng 4%. Và suy cho cùng, thuế này cũng quay trở lại phục vụ cho an sinh nhân dân.

“Tôi cam đoan, khi tăng giá nếu thị trường chấp nhận đưa đủ các yếu tố vào để tăng thì chúng ta đảm bảo khi giảm sẽ giảm tương ứng” – ông Huệ nói.

Bộ Tài chính – Công thương hiện điều  hành giá xăng theo Nghị định 84. Quy trình tăng hoặc giảm giá phải trong ít nhất 10 ngày. Nhưng khi tăng hoặc giảm phải tính giá cơ sở so với giá bán trong 30 ngày chứ không phải 30 ngày được giảm hoặc 30 ngày được tăng.

Khi tính giá cơ sở và giá bán thì phải tính theo chu kỳ lưu thông hàng hóa vì xăng dầu một mặt một mặt phải cung cấp sản phẩm cho sản xuất và tiêu dùng nhưng cũng phải đảm bảo dự trữ, lưu thông cho quốc gia (30 ngày). “Như vậy, với chu kỳ này thì trong 10 ngày tới vẫn có khả năng tăng hoặc giảm” – Bộ trưởng nói.

Về việc giảm giá xăng dầu từ 15h30 hôm nay (23/5), tính từ ngày hôm nay ngược trở lại tới ngày 23/4 (trong chu kỳ 30 ngày) thì chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán 904 đồng/lít.

Theo người đứng đầu ngành Tài chính, lần này, liên Bộ đã bàn và báo cáo Thủ tướng. Khoản chênh này được chia thành 3 phần: 2/3 để giảm giá cho sản xuất và tiêu dùng, 1/3 còn lại là đưa vào thuế. Diesel chênh lệch khoảng 600 đồng nên chỉ tăng thuế lên 1%. Mặt khác, mặt hàng diesel còn liên quan đến sản xuất, đặc biệt là ngư dân đi biển nên mức tăng thuế chỉ ở 1%. “Việc giảm giá xăng được tính toán rất chi ly, cặn kẽ” – Bộ trưởng Huệ nói.

Từ đầu năm 2012, giá xăng tăng 2 lần, một lần thêm 2.100 đồng (hôm 7/3) và 900 đồng (hôm 20/4). Sau hai lần tăng, đến 9/5, giá xăng A92 giảm 500 đồng, dầu diesel giảm 300 đồng. Thuế nhập khẩu xăng dầu tăng từ 0% lên 3%. Lạm phát từ đầu năm tới nay giảm nhưng mặt bằng giá vẫn cao, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.

“Chính phủ, Bộ Tài chính, Công thương nếu thấy có cơ hội giảm giá sẽ nghiên cứu giảm để chia sẻ với người sản xuất và tiêu dùng” – ông Huệ bày tỏ.


Nguồn: VOV
.