Gia đình xã hội

Bi kịch từ sự mông muội của một phạm nhân

10:37, 31/01/2018 (GMT+7)

TIN LIÊN QUAN
Phạm nhân Lường Văn Phanh (trú tại bản Nhỏm, Điện Biên) từng lên kế hoạch tự tử trong ngày giỗ đầu của vợ và con trai để được "đoàn tụ" với gia đình ở thế giới bên kia. Nhưng, dự định ấy bất thành do có sự động viên và can thiệp kịp thời của cán bộ quản giáo Trại giam Tân Lập.

Nhiều hội thảo khoa học về đề tài "Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm ngăn chặn nạn tự tử trong đồng bào dân tộc thiểu số" đã được tổ chức. 

Trước thực trạng các vụ tự tử ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số có dấu hiệu ngày càng gia tăng, cơ quan chức năng các địa phương được đánh giá là "điểm nóng" của vấn nạn này đã tổ chức khảo sát, tìm hiểu và đưa ra kết luận: 

Phần lớn số vụ tự tử xảy ra chủ yếu tại các vùng đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp, còn tồn tại nhiều tập tục lạc hậu, nơi nhận thức về cuộc sống cũng như hiểu biết về pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế. 

Có nhiều lý do khiến nạn nhân tìm đến cái chết như tình yêu không được đền đáp, vợ chồng xích mích, hàng xóm bất hòa, anh em trong gia đình mâu thuẫn...

Vì vậy, cần quan tâm tuyên truyền, vận động xây dựng các thiết chế gia đình bền vững, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi bạo lực trong gia đình, tổ chức hướng dẫn, phổ biến các kỹ năng ứng xử quan hệ hôn nhân, cách giải quyết phù hợp trong khi gia đình xung đột cho các hội, đoàn viên và nhân dân; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản pháp luật hướng dẫn về các chế tài xử lý những hành vi bạo lực gia đình; Chú trọng thực hiện phong trào "Xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh", trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn để công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa.

 

Nguồn: CSTC/Báo CAND

Các tin khác