Gia đình xã hội
Đau lòng bạo lực gia đình dẫn đến án mạng
Bấm Play để xem video. Mở loa để nghe thuyết minh
Vụ án đối tượng Trần Thái Phúc, 43 tuổi, ở phường Tân Phú, thành phố Quảng Ngãi trong lúc dẫn về quê ăn Tết đã bạo hành sau đó giết vợ đã gây phẫn uất trong dư luận tại Quảng Ngãi. Dã man hơn đối tượng bỏ xác vợ vào bi giếng và đổ bê tông giấu xác vợ.
Còn đối tượng Phạm Văn Mê, 52 tuổi, ở thôn Đồng Dâu – Con Cua, xã Ba Cung, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi được biết đến thường nhậu vào đánh đập vợ. Vừa qua, thấy chồng Phạm Văn Mê nhậu với bạn suốt 6 tiếng đồng hồ, người vợ Phạm Thị Lếch đến nhắc nhở chồng đi nghỉ thì bị Mê bực tức dùng con dao đâm vào ngực làm thủng màng tim chị Lếch. Nạn nhân cấp cứu trong nguy kịch.
Qua các vụ bạo lực gia đình cho thấy, đối tượng bị bạo lực gia đình đa số vẫn là phụ nữ, trẻ em, người già. Trong đó, người vợ là đối tượng bị chính người chồng của mình bạo hành nhiều nhất, chiếm khoảng 95% các vụ bạo hành, cũng có một số ít trường hợp bạo hành ngược - tức người chồng bị vợ hoặc con đánh đập… Nguyên nhân chủ yếu do những mâu thuẫn gia đình kéo dài về kinh tế, về ghen tuông tình ái, về tệ uống rượu say xỉn, ngoài ra đó là sự bất bình đẳng về giới đã không được phát hiện sớm và giải quyết triệt để, mặt khác phần lớn người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình thường cam chịu, mặc cảm, không dám trình báo, tố giác với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng dẫn tới sự leo thang về bạo lực ngày càng nghiêm trọng.
Các đối tượng gây ra bạo hành nghiêm trọng nếu không bị răn đe bằng các biện pháp ngăn chặn hoặc bị xử lý hình sự thì các đối tượng này rất dễ tái phạm. Đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với sự nhận thức pháp luật thấp, quan niệm trọng nam kinh nữ, cùng với sự gia trưởng của người đàn ông thì tình trạng này đang diễn ra khá phổ biến. Trong khi đó, chính quyền cấp cơ sở cũng chưa thực sự vào cuộc trong các vụ việc này.
Nguồn: ANTV