Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201608/giam-thieu-san-pham-van-hoa-mang-tinh-dinh-kien-gioi-thuc-day-binh-dang-gioi-693764/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201608/giam-thieu-san-pham-van-hoa-mang-tinh-dinh-kien-gioi-thuc-day-binh-dang-gioi-693764/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Thúc đẩy bình đẳng giới - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 15/08/2016, 07:41 [GMT+7]
Giảm thiểu sản phẩm văn hóa mang tính định kiến giới

Thúc đẩy bình đẳng giới

(Congannghean.vn)-Đảm bảo bình đẳng giới (BĐG) trong lĩnh vực văn hoá và thông tin là mục tiêu thứ 5 trong chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011 - 2020. Thời gian qua, Nghệ An đã có nhiều nỗ lực trong việc kiểm soát và từng bước giảm thiểu hiện tượng định kiến giới trong các sản phẩm truyền thông; qua đó tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức cố hữu của nhiều người dân về giới, đồng thời thúc đẩy công tác BĐG trên địa bàn toàn tỉnh.

Các sản phẩm truyền thống đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi nhận thức về giới
Các sản phẩm truyền thống đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi nhận thức về giới

Truyền thông cần nhạy cảm về giới

Trên thực tế, hiện nay, có không ít sản phẩm văn hóa thông tin được phát sóng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng mang tính định kiến giới đối với phụ nữ. Điều này vô tình trở thành tác nhân chính trong việc làm sai lệch nhận thức, quan niệm của phần lớn người dân về lĩnh vực này.

Đơn cử như trong một số chương trình truyền hình, quảng cáo lâu nay, đề cập đến khả năng sáng tạo, thành công trong công việc ngoài xã hội thì tuyệt nhiên đối tượng được phỏng vấn, khai thác là nam giới. Còn phụ nữ luôn được đánh giá cao hơn ở lĩnh vực chăm sóc con cái, gia đình.

Trong cuốn tài liệu “Truyền thông có nhạy cảm giới” đã chỉ rõ việc lạm dụng hình ảnh nữ giới trong các quảng cáo về các sản phẩm phục vụ cuộc sống gia đình, ngầm định một thông điệp “tề gia nội trợ”, chăm sóc gia đình là vai trò của nữ giới. Tuy nhiên, những sản phẩm văn hóa thông tin ấy lại vô tình định danh vai trò chính yếu của người phụ nữ là chăm sóc gia đình, còn vị trí của nam giới lại được khẳng định trong công việc ngoài xã hội. Điều này vô hình trung trở thành “chân lý”, làm “vững chắc” hơn quan niệm cố hữu về vai trò của hai giới trong xã hội.

Xuất phát từ thực tế đáng quan ngại trên, chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011 -  2020 đã đề ra mục tiêu đảm bảo BĐG trong lĩnh vực văn hoá và thông tin. Theo đó, cần đạt được 2 chỉ tiêu cơ bản. Thứ nhất là: Đến năm 2015 giảm 60% và đến năm 2020 giảm 80% sản phẩm văn hóa thông tin mang định kiến giới; tăng thời lượng phát sóng các chương trình, chuyên mục và số lượng các sản phẩm tuyên truyền, giáo dục về BĐG. Mục tiêu còn lại là đến năm 2015 có 90% và năm 2020 có 100% đài phát thanh - truyền hình ở Trung ương và địa phương có chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền nâng cao nhận thức BĐG.

Nỗ lực giảm thiểu

Để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra liên quan đến BĐG, thời gian qua, Nghệ An đã đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó chú trọng nâng cao nhận thức về giới cho người sản xuất các sản phẩm văn hóa thông tin, xóa bỏ các thông điệp và hình ảnh mang định kiến giới trong các sản phẩm văn hóa thông tin; tăng cường tuyên truyền, giáo dục về giới trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng và từng khu vực; đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hoạt động và sản phẩm văn hóa, thông tin từ góc độ giới.

Kết quả được công bố tại Hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm và tập huấn khảo sát, điều tra cán bộ nữ trên địa bàn tỉnh năm 2016 do Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh tổ chức sáng 26/7 vừa qua là minh chứng rõ nét nhất cho những nỗ lực của các cấp, ngành liên quan trong công tác thúc đẩy BĐG.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm, đã giảm 100% các sản phẩm văn hóa mang tính định kiến giới, khoảng cách thời gian tham gia công việc gia đình của nam so với nữ đạt 1,8 lần, tỉ lệ nạn nhân bị buôn bán trở về được hưởng các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng đạt 85%...

Với đặc tính tần suất phát sóng liên tục, độ bao phủ cao, các sản phẩm văn hóa tác động rất lớn đến nhận thức của người dân. Vì thế, truyền thông cần có cái nhìn đa chiều về BĐG, cân nhắc trong việc lựa chọn nội dung cũng như hình thức thể hiện mang lại hiệu ứng xã hội tích cực.

Trong thời gian tới, thiết nghĩ, cần ban hành chế tài xử phạt cụ thể đối với các trường hợp sản xuất các sản phẩm văn hóa thông tin mang nội dung củng cố định kiến giới nhằm góp phần hạn chế, tiến tới xóa bỏ tư tưởng lệch lạc về giới, xây dựng xã hội thật sự văn minh.

.

Hồng Hạnh

.