Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201606/bao-dam-moi-truong-song-an-toan-cho-tre-em-680297/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201606/bao-dam-moi-truong-song-an-toan-cho-tre-em-680297/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Bảo đảm môi trường sống an toàn cho trẻ em - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 01/06/2016, 10:43 [GMT+7]

Bảo đảm môi trường sống an toàn cho trẻ em

Kỳ nghỉ hè đến cũng là thời điểm nhiều tai nạn thương tích (TNTT) có thể xảy ra đối với trẻ. Tuy nhiên, bản thân trẻ khó tự mình phòng tránh được những những tai nạn đó mà chính người lớn chúng ta phải biết phòng tránh và dạy cho trẻ những kỹ năng cần thiết để phòng tránh. Đây là vấn đề của trẻ em nhưng rõ ràng là trách nhiệm của người lớn.

Tại khoa Bỏng bệnh viện Xanh Pôn, hàng ngày tiếp nhận hàng chục bệnh nhân, trong đó tỉ lệ là trẻ em chiếm 40 đến 60%.

Bác sĩ Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng bệnh viện Xanh Pôn - Hà Nội cho biết: Chủ yếu là bỏng ở lứa tuổi từ 1 tuổi đến 1 tuổi rưỡi và nó chiếm đến 80% và bỏng do nước sôi ở trẻ em chiếm rất là cao có thể chiếm đến 90-95%. Bị bỏng thường là do sơ suất của người lớn hoặc do quá trình sinh hoạt thì gia đình có thể làm đổ hoặc dây vào khiến các cháu bị bỏng. Cái chính là người lớn phải biết cách quan tâm và phòng ngừa.

Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, mỗi năm cả nước xảy ra từ 130 đến 150 ngàn vụ tai nạn thương tích ở trẻ em trong đó có đến 60% tai nạn thương tích xảy ra trong gia đình. Nguyên nhân được chỉ ra ở đây chủ yếu vẫn là sự bất cẩn của người lớn và sự thiếu ý thức, kỹ năng của trẻ em.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Chăm sóc, Bảo vệ trẻ em - Bộ LĐ, TB và XH cho rằng: Cái vấn đề ở chỗ là đừng để việc xảy ra rồi mới hối tiếc thì đã muộn  mà cái kĩ năng phòng ngừa của các bậc cha mẹ về an toàn cho trẻ em nói chung và tai nạn thương tích nói riêng hiện nay còn rất yếu. Đã đến lúc chúng ta phải nói đến trách nhiệm của cha mẹ, trách nhiệm của gia đình và chúng ta phải nói rất rõ đến trách nhiệm của các bên khi vụ việc xảy ra.

Điều đáng nói là hầu hết các trường hợp liên quan đến tai nạn thương tích đều phòng tránh được, nếu chúng ta – mỗi người lớn, mỗi cơ quan, mỗi gia đình quan tâm nhiều hơn nữa cho trẻ.

Chị Vũ Thị Kim Nhung, quận Hai Bà Trưng , Hà Nội chia sẻ: Mình nên thực sự cẩn trọng trong vấn đề chăm con nhỏ để tránh gây tai nạn cho con với lại tất cả các phích nước hay trong quá trình nấu cháo hay cho con ăn mình phải để ngoài tầm tay của trẻ vì không thể nào lường trước được những tai nạn xảy ra cho con, rất là thương tâm vì con rất là đau và nhất là mùa hè thế này vết thương rất khó lành.

Tai nạn là điều không ai mong muốn, nhất là đối với trẻ em, vì vậy làm sao để trẻ em có môi trường sống an toàn không chỉ là mối quan tâm của các bậc phụ huynh mà của toàn xã hội. Việc phòng chống tai nạn thương tích tích cần phải căn cứ vào các loại hình, nguyên nhân gây nên, cũng như thực hiện các cấp độ dự phòng một cách hiệu quả.

 

.

Nguồn: ANTV