Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201605/phan-buon-sau-song-sat-680145/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201605/phan-buon-sau-song-sat-680145/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Phận buồn sau song sắt - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 31/05/2016, 16:35 [GMT+7]

Phận buồn sau song sắt

(Congannghean.vn)-Vướng vòng lao lý thực sự là điều đáng lên án. Thế nhưng, vì nghèo dẫn đến phạm tội có lẽ là nỗi tủi phận lớn nhất của đời người. Bởi, những ngày ngồi sau song sắt, vì điều kiện kinh tế, họ không được người thân thăm nuôi, không lưu ký...

Muôn nẻo đường phạm tội

Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, Trại Tạm giam Công an tỉnh đang quản lý, giam giữ 998 phạm nhân. Trong số này có tới 243 phạm nhân là người dân tộc thiểu số, hầu hết không có nghề nghiệp, chỉ làm ruộng nương, do quá túng thiếu nên làm liều, dẫn đến vướng vòng lao lý. Thậm chí, nhiều người còn không biết chữ, không biết nói tiếng phổ thông.

Do hoàn cảnh quá khó khăn, phạm nhân Trần Thị Tý vào trại thụ án đã nửa năm nhưng chưa một lần được người thân vào thăm nuôi
Do hoàn cảnh quá khó khăn, phạm nhân Trần Thị Tý vào trại thụ án đã nửa năm nhưng chưa một lần được người thân vào thăm nuôi

Phạm nhân Trần Thị Tý (SN 1972) ở bản Chon, xã Xiêng My, huyện Tương Dương hiện đang chấp hành án phạt 4 năm tù về tội mua bán người. Trước đó, Tý từng bị TAND huyện Tương Dương tuyên phạt 26 tháng tù về tội mua bán trái phép chất ma túy vào năm 2012. Chồng mất, Tý một mình nuôi 3 đứa con nhỏ.

Năm 2011, được bạn bè rủ rê, Tý tham gia mua bán trái phép chất ma túy để kiếm tiền. Sau vài phi vụ trót lọt, thị đã phải trả giá bằng những tháng ngày sau song sắt ở Trại giam Đồng Sơn (Quảng Bình).

Tháng 11/2015, khi có 2 người nhờ Tý đưa sang Trung Quốc tìm việc làm, thị đã nhận lời mà không lường trước được hậu quả. Theo đó, Tý đã liên lạc với Lương Thị Vân (SN 1972) trú tại xã Yên Hòa, huyện Tương Dương để thỏa thuận đưa người sang Trung Quốc bán làm vợ, nếu thành công thì 2 người sẽ được trả 2 triệu đồng.

Ngày 19/11, Tý đưa 2 người này xuống TP Vinh để đưa sang Trung Quốc bán làm vợ với giá 80 triệu đồng. Khoảng 17 giờ cùng ngày, khi Vân đưa họ bắt xe đi Quảng Ninh thì bị lực lượng chức năng bắt quả tang. Khi hay tin đồng bọn bị bắt, Tý đã ra đầu thú.

“Vì nhà nghèo, cơm không đủ ăn, chỉ có ngô với khoai và rau rừng nên khi có người rủ rê làm gì, miễn là có tiền thì tôi đều nhận lời. Vào trại tạm giam nửa năm rồi nhưng chẳng có ai xuống thăm vì con cái của tôi cũng nghèo khó. Nhớ con, nhớ cháu lắm nhưng tôi cũng chỉ biết trông cho ngày tháng qua nhanh để trở về”, phạm nhân Tý xót xa.

Một trường hợp khác là phạm nhân Cụt Thị Oanh (SN 1989) trú tại bản Na Nhắng, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, hiện đang thụ án vì tội mua bán trái phép chất ma túy. 14 tuổi, Oanh đã là 1 người vợ, người mẹ. Chồng Oanh vì không vượt qua được sự cám dỗ của “nàng tiên nâu” nên tài sản trong nhà cứ lần lượt “đội nón ra đi” theo những cơn nghiện.

Đáng buồn hơn, Oanh cũng mắc nghiện lúc nào không hay. Khi lên cơn nghiện, Oanh nghĩ đến việc kiếm tiền mua ma túy để sử dụng và bán cho các con nghiện để kiếm lời.

Năm 2010, Oanh bị Công an huyện Quế Phong bắt về hành vi mua bán trái phép chất ma túy và bị kết án 2 năm tù. Ra tù năm 2012, Oanh biết mình mắc căn bệnh thế kỷ từ chồng. Cuộc sống của Oanh lại rơi vào bế tắc. Chồng mất, không có nhà cửa, thị quay lại con đường cũ, trong một lần xuống TP Vinh giao ma túy thì bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt quả tang.

Giọt nước mắt phía sau song sắt

Đại úy Nguyễn Thị Hà, cán bộ quản giáo Trại Tạm giam Công an tỉnh chia sẻ: Ở đây có nhiều phạm nhân có hoàn cảnh khó khăn, có những người thụ án 7 - 8 năm trời nhưng không có người thăm gặp, chủ yếu là phạm nhân ở các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong; do đường sá xa xôi và gia đình nghèo khó nên người thân không có điều kiện tới thăm.

Mỗi lần nghe tiếng mở khóa buồng giam và tiếng gọi của quản giáo thông báo những phạm nhân có người tới thăm gặp, phạm nhân Cụt Thị Oanh lại rơi nước mắt. Vào trại từ tháng 6/2015, đã gần 1 năm trôi qua nhưng Oanh chưa một lần được người thân xuống thăm gặp.

“Từ ngày vào đây chưa có ai xuống thăm em cả. Bố bị bệnh mất trí nhớ, còn mẹ đã già, không có tiền đi lại. Em cũng không biết con gái mình sống ra sao, có ai nuôi dạy không. Em chỉ mong sống được đến ngày ra trại để trở về gặp con, nhưng với căn bệnh này thì không nói trước được điều gì. Thấy mọi người có người thân đến thăm gặp, em tủi thân và nhớ bố mẹ, con gái nhiều lắm”, Oanh buồn bã cho biết.

Trong 5 năm chịu án phạt tù, ước muốn được một lần gặp con dường như trở nên quá xa vời với Oanh.

Hoàn cảnh của phạm nhân Oanh, phạm nhân Tý cũng là tình cảnh chung của hàng trăm phạm nhân khác đang phải sống cảnh “cơm tù, áo số” tại Trại Tạm giam Công an tỉnh. Nghèo đói và thiếu hiểu biết pháp luật dẫn họ đến với vòng lao lý, để rồi khi phải gặm nhấm nỗi cô độc sau bốn bức tường giam, họ mới thấm thía. Thế nhưng, cũng kh ông loại trừ có những trường hợp sau khi được tự do, cũng vì hai nguyên nhân nói trên mà họ tiếp tục phạm tội.

.

Phương Thủy

.