Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201603/vuot-qua-noi-dau-da-cam-667077/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201603/vuot-qua-noi-dau-da-cam-667077/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Vượt qua nỗi đau da cam - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 16/03/2016, 14:55 [GMT+7]

Vượt qua nỗi đau da cam

(Congannghean.vn)-Vượt qua nỗi đau về thể xác, họ đã vươn lên trong cuộc sống khiến ai cũng cảm phục. Đó là trường hợp của chị Phan Thị Yến và anh Ngô Xuân Bình ở xã Hưng Chính, TP Vinh, tỉnh Nghệ An.

Chuyện tình da cam

Khi đến xã Hưng Chính, hỏi vợ chồng anh Bình, chị Yến, người dân ai cũng biết. Câu chuyện tình da cam của anh chị đã truyền lửa cho họ về nghị lực sống, sự đồng cảm, sẻ chia của những số phận cùng cảnh ngộ.

Năm 1979, lúc chị Phan Thị Yến mới lọt lòng, gia đình chưa hết mừng vui thì nỗi buồn ập đến khi chị không phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Sau này, đưa con đi chạy chữa khắp nơi, gia đình mới biết chị bị nhiễm chất độc điôxin từ chính người bố của mình.

Ngoài chăm sóc chồng, chị Yến làm thêm nghề hoa lụa để trang trải cuộc sống
Ngoài chăm sóc chồng, chị Yến làm thêm nghề hoa lụa để trang trải cuộc sống

Nghe chuyện của cô bé da cam làng bên, anh Ngô Xuân Bình (SN 1976) - người đàn ông cùng cảnh ngộ đã đem lòng yêu thương. Sau đó, 2 người bén duyên và được gia đình 2 bên tác hợp thành vợ chồng.

“Bố tôi bị nhiễm chất độc da cam khi còn trong quân ngũ nhưng sau khi về quê, ông vẫn không biết mình mang căn bệnh quái ác đó. Sinh ra tôi, bố mẹ đã chịu không ít nỗi đau, thiệt thòi. Khi biết chuyện, bố anh Bình đã đến thăm hỏi, kết duyên cho tôi với anh ấy. Ông là người lính cùng chiến hào, cũng bị nhiễm chất độc da cam như bố đẻ của tôi nên 2 gia đình đều cảm thông, chia sẻ”, chị Yến tâm sự.

Chị Yến kể, ban đầu, khi nghe mọi người nói di chứng chất độc da cam sẽ còn tiếp diễn nếu sau này sinh con cái nên chị cũng e ngại. Thế nhưng, sau nhiều đêm suy nghĩ, tình yêu dành cho anh Bình đã giúp chị vượt qua tất cả và chị muốn được cùng anh sống yên ấm dưới một mái nhà. Sau đó không lâu, đám cưới giản dị giữa thôn quê nơi ngoại ô thành phố được tổ chức trong niềm xúc động, hạnh phúc vô bờ bến của anh chị, người thân và bạn bè.

Sau khi lấy nhau, biết chồng không đủ sức khoẻ để phụ giúp vợ mưu sinh nên chị Yến không hề ca thán điều gì. Hàng ngày, ngoài việc chăm sóc chồng và vun vén cho tổ ấm của mình, chị còn tham gia lớp học làm hoa lụa do Hội Phụ nữ xã Hưng Chính tổ chức để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn và 2 vợ chồng bị nhiễm chất độc da cam nhưng chị vẫn nuôi khát khao được làm vợ, làm mẹ như bao người phụ nữ khác…

Hạnh phúc đến từ “phép màu”

Năm 2005, chị Yến sinh đứa con đầu lòng đặt tên là Ngô Xuân Hoàn. Hiện tại, bé Hoàn tròn 11 tuổi, khoẻ mạnh như bao đứa trẻ khác. “Trong thời kỳ mang thai, tôi luôn nơm nớp lo sợ, nhưng cuối cùng, phép màu đã đến với gia đình, cháu Hoàn ra đời trong niềm vui sướng tột cùng. Lên 2, 3 tuổi, cháu phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác khiến vợ chồng tôi hạnh phúc vô cùng. Bây giờ, chỉ mong ông trời cho mình sức khoẻ để cố gắng làm việc, dành dụm nuôi con ăn học nên người”, chị Yến tâm sự.

Còn anh Bình, tứ chi bất động, mọi sinh hoạt đều phải nhờ đến đôi tay của vợ. Dù nỗi đau da cam vẫn thường xuyên hành hạ vợ chồng anh chị mỗi khi trái gió trở trời nhưng họ vẫn không gục ngã trước số phận. Tin tưởng rằng, với nghị lực của bản thân, anh chị sẽ còn làm được nhiều điều kỳ diệu, xứng đáng là tấm gương để mọi người học tập và noi theo.

.

Đăng Quang

.