Sáng 6/11, vụ tai nạn chết người tại Nhà ga Thanh Xuân III thuộc Dự án Đường sắt đô thị, tuyến Cát Linh - Hà Đông tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm từ những công trình trên cao ở Hà Nội.
Mà chắc chắn, không chỉ ở Hà Nội!
Đây không phải là công trình duy nhất tiềm ẩn những nguy cơ chết người khiến người tham gia giao thông hết sức lo lắng. Chợt liên tưởng đến những cái chết tương tự trước đó:
Đang đi trên đường, vướng dây điện cuốn vào cổ và…chết!
Đang đi trời mưa, sụt hố ga…chết!...
Vâng, rõ ràng đó là: Những cái chết bị “bức tử”!
Hiện trường vụ tai nạn tại công trường Dự án đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh |
Rồi cũng lại kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, rồi các biện pháp xử lý, và không ít những lời xin lỗi…(!!!)
Nhưng điều đó có làm cho người đã chết sống lại được không?
Người dân có quyền đặt câu hỏi là: Công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện hàng ngày và tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các qui trình xây dựng. Không biết điều đó Ban Quản lý dự án có làm không, và cơ quan quản lý Ban đó có thực hiện không hay vẫn “tiến độ công trình vẫn được bảo đảm”?
Và từ câu hỏi đó, điều mà người dân luôn nơm nớp lo: Biết đâu, một ngày …nào đó, nạn nhân lại chính là mình hay những người thân của mình? Và biết đâu, kể cả người thân của những người đang trực tiếp phụ trách và thi công công trình đó? Nói dại!!!
Khi đó, nỗi đau sẽ như thế nào???
Câu hỏi đó xin dành cho các cơ quan chức năng.
.