Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201411/nguoi-dan-lai-tren-vung-dat-moi-553942/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201411/nguoi-dan-lai-tren-vung-dat-moi-553942/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Người Đan Lai trên vùng đất mới - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 04/11/2014, 08:31 [GMT+7]

Người Đan Lai trên vùng đất mới

(Congannghean.vn)-Sau 7 năm rời vùng lõi rừng Quốc gia Pù Mát sang định cư ở bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, với sự quan tâm, giúp đỡ của ngành chức năng và chính quyền địa phương, người Đan Lai đang từng bước vươn lên, dần ổn định cuộc sống.
 
Trở lại bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông - nơi định cư của bà con tộc người Đan Lai, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là bản làng đã có nhiều thay đổi tiến bộ. Nếu như trước đây, họ sống trong những cánh rừng sâu, phụ thuộc vào tự nhiên thì hiện nay đã bắt đầu biết khai hoang trên diện tích đất được chia để trồng lúa, phát đồi hoang hóa để trồng rừng nguyên liệu.
Cuộc sống người Đan Lai ở bản Thạch Sơn đang từng ngày khởi sắc
Cuộc sống người Đan Lai ở bản Thạch Sơn đang từng ngày khởi sắc
Cùng với đó, người dân cũng đã biết phát triển các loại gia súc để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Tính đến nay, cả bản có hơn 4 ha ruộng lúa nước, trên 80 ha đất trồng rừng nguyên liệu. Nhờ sự giúp đỡ của đội ngũ cán bộ tăng cường cùng tinh thần vươn lên vượt khó, giờ đây người Đan Lai ở bản Thạch Sơn đã phần nào tự chủ được lương thực, không còn phụ thuộc hoàn toàn vào gạo cứu trợ của Nhà nước. Nhiều hộ gia đình đã có thể tự túc mua sắm, trang bị các vật dụng có giá trị phục vụ cho cuộc sống như ti vi, xe máy... Không chỉ vậy, nhiều gia đình còn vươn lên từng bước thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất khó. 
 
Nhìn ngôi nhà khang trang của gia đình ông La Đình Thám, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi chỉ mới định cư được 7 năm mà giờ đây ông đã là chủ nhân của  5 ha rừng. Trong đó, 4 ha đất rừng ông đưa cây keo về trồng, 1 ha còn lại gia đình ông dành để trồng sắn làm thức ăn phát triển chăn nuôi và bán cho thương lái. Năm 2012, gia đình ông Thám bán lứa keo thành phẩm đầu tiên, thu về số tiền hơn 200 triệu đồng. Nhớ lại những ngày đầu chuyển đến nơi định cư mới, ông Thám chia sẻ: “Khi đặt chân đến vùng đất mới, gia đình tôi phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Nhưng với  ý chí và nghị lực vượt khó, chúng tôi đã khai hoang, cải tạo đất rừng để trồng trọt, chăn nuôi. Ban đầu không có vốn, tôi đã mạnh dạn vay vốn ưu đãi mua giống cây con về trồng và chăm sóc phát triển kinh tế gia đình”. 
 
Không chỉ đời sống kinh tế được nâng lên, thế hệ trẻ đồng bào Đan Lai cũng được đầu tư, chăm sóc. Bản có điểm trường tiểu học, trẻ em nơi đây đang sánh bước cùng bạn bè trang lứa cắp sách đến trường học chữ cùng con em các dân tộc trong vùng. Hiện tại, bản Thạch Sơn có 70 em học sinh thuộc các cấp học khác nhau. Trong đó, THPT có 1 em, THCS 20 em, tiểu học 36 em và mầm non là 13 em. Cả bản không có em nào trong độ tuổi đến trường phải chịu cảnh thất học. Ngoài ra, bản Thạch Sơn còn thành lập được chi bộ, các tổ chức đoàn thể như chi hội phụ nữ, thanh niên, nông dân, đều sinh hoạt có nề nếp.
 
Khi đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên, các hủ tục lạc hậu dần bị bài trừ, người dân lúc ốm đau đều được khám, chữa bệnh đầy đủ. Tộc người Đan Lai ở bản Thạch Sơn đang dần hồi sinh, khác xa những ngày đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi duy trì quá lâu tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Nếu như năm 2007, cả bản chỉ có 42 hộ với 194 nhân khẩu thì đến nay, bản đã có 52 hộ với 254 nhân khẩu. 
 
Để có được kết quả trên, trong những năm qua, ngành chức năng tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Con Cuông nói riêng đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện lưới quốc gia, đường giao thông thuận lợi, trường học, trạm y tế cho bản mới của người Đan Lai. Chính quyền địa phương còn luôn quan tâm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, có những cơ chế, chính sách ưu tiên, tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền nhằm nâng cao trình độ nhận thức cho người dân. Đồng thời, quan tâm tăng cường cán bộ thường xuyên bám bản tuyên truyền, vận động giúp bà con phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa.
 
Ông La Quang Vinh, Trưởng bản Thạch Sơn cho biết: “Khi mới chuyển đến định cư ở vùng đất mới, đồng bào Đan Lai gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương và ngành chức năng, người dân đã dần ổn định cuộc sống, bước vào sản xuất phát triển kinh tế, từng bước vươn lên xóa đói, giảm nghèo”.
.

Đặng Duyên

.