Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201405/sau-dich-soi-benh-tay-chan-mieng-va-sot-xuat-huyet-tiep-tuc-de-doa-cong-dong-489416/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201405/sau-dich-soi-benh-tay-chan-mieng-va-sot-xuat-huyet-tiep-tuc-de-doa-cong-dong-489416/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Sau dịch sởi, bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tiếp tục đe dọa cộng đồng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 28/05/2014, 09:12 [GMT+7]

Sau dịch sởi, bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tiếp tục đe dọa cộng đồng

(Congannghean.vn)-Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 17.000 trường hợp mắc tay chân miệng (đã có 2 ca tử vong), gần 8.000 trường hợp sốt xuất huyết (4 ca tử vong). Như vậy, cùng với dịch sởi, bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng hoành hành đang đe dọa sức khỏe cộng đồng. Trước thực trạng đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác phòng, chống hai dịch bệnh này, tránh lây lan diện rộng.
 
Theo báo cáo của Sở Y tế Nghệ An, trong thời gian qua, ngành y tế đã triển khai quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng chống để ứng phó với dịch sởi. Hiện nay, tình hình bệnh sởi trên địa bàn tỉnh đã ổn định, số ca mắc bệnh đã có chiều hướng thuyên giảm. Tuy nhiên, nỗi lo dịch sởi chưa xong thì người dân lại tiếp tục đối mặt với nỗi lo khác là nguy cơ bùng phát bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết.
 
Đáng lo ngại là từ đầu năm 2014 đến nay, dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết xảy ra tại hầu hết các tỉnh và thành phố. Tuy số người mắc bệnh ở mức thấp hơn so với năm 2013, song tại một số tỉnh, thành phố có số người mắc bệnh cao hơn và có nguy cơ dịch bùng phát. Đến nay, cả nước đã ghi nhận 17.410 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó đã có 2 người bệnh tử vong; 7.931 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó 4 người bệnh tử vong. Bệnh tay chân miệng là một bệnh do vi rút gây nên, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, đau miệng; loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi; phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Còn bệnh sốt xuất huyết dù ở lứa tuổi nào đều rất nguy hiểm, nhất là loại sốt xuất huyết nặng.
 
Bộ Y tế khuyến cáo rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày để phòng chống dịch bệnh - Ảnh: Internet
Bộ Y tế khuyến cáo rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày để phòng chống dịch bệnh - Ảnh: Internet
Tại Nghệ An, bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết hiện chưa có dấu hiệu diễn biến phức tạp, tuy nhiên, ngành y tế và các địa phương cần chủ động công tác phòng ngừa. Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An, năm 2013, mặc dù công tác phòng chống dịch đã được triển khai rất tích cực trên địa bàn toàn tỉnh nhưng 20/20 huyện, thành phố vẫn ghi nhận 527 trường hợp mắc bệnh. Bệnh xuất hiện tại 236/480 xã, phường, thị trấn, chủ yếu tập trung ở Diễn Châu 52 ca, Quỳnh Lưu 45 ca, Nghĩa Đàn 44 ca, Hưng Nguyên 40 ca, Nghi Lộc 26 ca và rải rác ở các huyện còn lại. Tuy số người mắc bệnh không cao so với các tỉnh lân cận, song trên địa bàn tỉnh vẫn ghi nhận các trường hợp điều trị tại Khoa Lây, Bệnh viện Sản - Nhi tỉ lệ cao. Còn bệnh sốt xuất huyết, toàn tỉnh có 71 trường hợp, mắc rải rác các tháng trong năm, tập trung ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, TP Vinh, Hưng Nguyên, Nghi Lộc.
 
Trước tình hình bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tại nhiều tỉnh, thành diễn biến phức tạp, để chủ động ngăn ngừa bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau: Cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng. Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
 
Đặc biệt, trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác. Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới sáu tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.
.

Hoa Lê (tổng hợp)