Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201404/hiem-hoa-khon-luong-tu-an-thuc-pham-song-478709/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201404/hiem-hoa-khon-luong-tu-an-thuc-pham-song-478709/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Hiểm họa khôn lường từ ăn thực phẩm sống - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 28/04/2014, 15:37 [GMT+7]

Hiểm họa khôn lường từ ăn thực phẩm sống

Nhiều người bỗng dưng lên cơn, vật ra, ngất lịm, thỉnh thoảng lại mê sảng một điều gì đó. Người thân cứ tưởng người nhà mình mắc bệnh thần kinh hay tâm thần gì đó. Sau một hồi chạy hết bệnh viện này, bệnh viện nọ, làm các thủ tục khám, xét nghiệm, chụp chiếu… Cuối cùng, căn bệnh cũng được vạch mặt, chỉ tên khiến người bệnh và thân nhân không khỏi bất ngờ: sán não. Mà nguồn cơn của sự việc nghiêm trọng này lại bắt đầu từ chuyện tưởng chừng đơn giản là ăn đồ sống.
 
Bị sán não vì ăn đồ sống
 
Anh Lương Văn Ân, ở xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên phải điều trị tại Viện Sốt rét Ký sinh trùng Trung ương hơn nửa tháng trời.
 
Chị Vi Thị Phượng sợ hãi nhớ lại cái ngày chồng mình đột ngột gặp họa: “Hôm ấy trong làng có đám, anh ấy đi giúp người ta. 10 giờ sáng anh ấy đi, ăn cỗ xong rồi về. 11h30 đột ngột anh kêu chóng mặt rồi ngã vật ra”. Cả nhà hốt hoảng, giữ chặt chân tay anh. Hết cơn co giật, anh mê man bất tỉnh. Người thân luống cuống gọi ôtô đưa anh lên bệnh viện huyện. Bệnh viện huyện chuyển anh lên bệnh viện tỉnh, cả nhà lại càng sốt ruột. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Nguyên, sau khi chụp não, bác sỹ chẩn đoán anh bị mắc ấu trùng não, tiếp tục chuyển anh đến Bệnh viện A Thái Nguyên. Từ Bệnh viện A, anh được chuyển xuống Hà Nội, đến Viện Sốt rét - Ký sinh trùng Trung ương.
 
Tiết canh là món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh - Ảnh minh họa
Tiết canh là món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh - Ảnh minh họa
 
Đúng 24h sau cơn co giật, anh Ân mở mắt ngỡ ngàng khi thấy mình ở viện. “Nhà em có nghề quay lợn, ở làng cứ có đám là người ta lại nhờ anh ấy đến quay lợn. Mà lần nào thịt lợn anh ấy chẳng ăn tiết canh” - chị Phượng “tố” chồng. Lần gần nhất anh ăn tiết canh khi nào? Anh Ân cười ngượng nghịu: “Hôm đó làng có đám. 10h sáng thì ăn hai bát tiết canh vịt rồi sang nhà khác, 11h30 ăn tiết canh lợn. Một lúc sau thấy chóng mặt rồi bị lên cơn co giật đấy”. Chúng tôi thắc mắc với bác sỹ, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương về phản ứng tức thời sau… bát tiết canh. Bác sỹ giải thích, không phải anh Ân bị nhiễm ấu trùng sán não ngay sau khi ăn tiết canh mà nó đã có một khoảng thời gian ký sinh trong cơ thể rồi mới phát bệnh.
 
Nằm cùng phòng với anh Ân là 3 bệnh nhân khác cùng điều trị bệnh gần giống nhau. Bác Bùi Viết Vũ, ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã phải nhiều đợt nhập viện điều trị sán não ở các thời điểm khác nhau.
 
Suýt chết vì tưởng… ung thư gan, ung thư đường mật
 
Sán lá gan lớn ký sinh trong gan - một bệnh rất dễ chẩn đoán nhầm sang ung thư gan và trên thực tế đã có bệnh nhân “mất mạng” oan vì nhầm lẫn này. Năm 2002, lần đầu tiên ở miền Bắc phát hiện ca nhiễm sán lá gan lớn. Bệnh nhân là một bệnh nhi, 11 tuổi, sau khi mổ cắt khối u trong gan, bệnh nhân bỗng “bắt” được một con vật lạ chui ra từ đầu gối. Quá hốt hoảng, người bố đã đưa con vật cắn thủng lớp da ở đầu gối con gái mình để chui ra đưa cho bác sỹ.
 
Các bệnh nhân điều trị sán não tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng TW
Các bệnh nhân điều trị sán não tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng TW
Con vật lạ này cuối cùng cũng được chuyển đến PGS.TS Nguyễn Vãn Ðề, Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, Trường ÐH Y Hà Nội. PGS Ðề đã xác định, đây chính là con sán lá gan lớn. Nó là tác nhân gây ra khối u trong gan bệnh nhi này và các bác sỹ chẩn đoán là ung thư gan và đã can thiệp bằng phẫu thuật. Nếu như phát hiện sớm nguyên nhân gây ra khối u ở gan của bệnh nhi, chắc chắn bệnh nhân không phải phẫu thuật oan.
 
Bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại học Y Hà Nội đã phối hợp với Bệnh viện Việt Đức trong vấn đề khám sàng lọc bệnh nhân có khối u trong gan. Qua sàng lọc bệnh nhân có khối u trong gan đến khám tại Bệnh viện Việt Đức thì có tới 11% bệnh nhân là bị sán lá gan. Đây là một tỷ lệ khá giật mình. Và tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương thì bệnh nhân bị nhiễm sán lá gan lớn (từ trâu bò) và sán lá gan nhỏ (từ cá) đến khá đông...
 
Theo kết quả điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TW, những bệnh nhân mắc sán lá gan nhỏ thường tập trung ở khu vực có tập quán ăn gỏi cá, cá chưa nấu chín, chủ yếu là cá nước ngọt như vùng Kim Sơn, Ninh Bình; Kỳ Sơn, Hòa Bình; Nga Sơn, Thanh Hóa; Nam Định, Ba Vì (Hà Nội), Phú Yên, Bình Định… Theo Th.s Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ký sinh trùng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TW thì ăn gỏi cá dễ bị sán ký sinh vào đường mật trong gan và dễ dẫn tới viêm đường mật, viêm túi mật và là một trong những nguyên nhân gây ung thư đường mật. Đặc biệt, người bệnh chỉ khi đau mới phát hiện ra. Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh kịp thời, khi mới có ít sán thì sẽ được tẩy ra hết, bệnh viện tuyến huyện có thể điều trị được hoàn toàn.
 
Nhiều người vẫn không bỏ được món khoái khẩu - tiết canh lợn
Nhiều người vẫn không bỏ được món khoái khẩu - tiết canh lợn
Hậu quả của thói quen ăn đồ sống
 
Bác sỹ Nguyễn Nhật Lệ, Phó khoa Khám bệnh, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, có nhiều loại bệnh ở dạng này như sán dây lợn, sán dây bò, ấu trùng sán lợn, sán lá gan... Đối với bệnh sán dây lợn, bệnh nhân có thể đi ngoài ra đốt sán hoặc đốt sán tự rơi ra ngoài, trong phân có sán như xơ mít, trắng, dẹt. Nếu không khám chữa sẽ gây rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Bệnh nhân mắc ấu trùng sán lợn có thể biểu hiện bằng u dưới da như hạt lạc. Hiện bệnh nhân mắc ấu trùng sán lợn ít biểu hiện dưới da mà thường bị đau đầu nhiều vì ấu trùng sán tập trung ở não. Bệnh gây động kinh, co giật, liệt nửa người, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần. Nhiều người khi phát bệnh đã lầm tưởng với người mắc bệnh tâm thần, thần kinh mà không hay biết mình đã mắc một chứng bệnh do ăn uống và điều trị đơn giản nếu phát hiện kịp thời.
 
Về nguyên nhân nhiễm sán, bác sỹ Lệ khẳng định, do bệnh nhân ăn phải trứng của sán dây dính trong rau, ấu trùng trong tiết canh lợn. Đặc biệt là ăn thịt bò tái như phở bò tái, bò bít tết, nếu con bò đó có sán thì nguy cơ người sử dụng bị nhiễm sán dây bò rất cao.
 
Để tránh nhiễm sán, nên: Ăn chín, uống sôi; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; xét nghiệm phân và tẩy giun 6 tháng/lần. Phương pháp rửa rau trong chậu nước hoặc ngâm muối rất khó để rửa sạch giun sán, ký sinh trùng bám trong rau. Nên rửa rau dưới vòi nước xả mạnh. Nếu người dân có các triệu chứng trên mà đã từng ãn rau sống, thịt tái, sống ở vùng có người mắc bệnh thì phải đến ngay cơ sở y tế để xét nghiệm.

 

.

Nguồn: CAND