Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201303/26891-ngam-cac-be-trong-ca-sinh-5-dau-tien-o-viet-nam-392090/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201303/26891-ngam-cac-be-trong-ca-sinh-5-dau-tien-o-viet-nam-392090/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Ngắm các bé trong ca sinh 5 đầu tiên ở Việt Nam - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 19/03/2013, 07:51 [GMT+7]
26891

Ngắm các bé trong ca sinh 5 đầu tiên ở Việt Nam

Bấm Play để xem video

Chiều ngày 18/3, TS – BS Huỳnh Thị Thu Thủy, Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM đã cho biết như trên.

 

Tưởng 4 mà thành 5

Cụ thể, vào 19h10 tối 17/3, sản phụ tên Lê Huỳnh Anh Thư (SN 1985, ngụ quận 5, TP.HCM) đã lâm bồn bằng phương pháp sinh mổ.

5 bé (ba trai, hai gái) với cân nặng 2 kg, 1,3 kg, 1,8, 1,5 và 1,3 kg đã ra đời.

Vì sản phụ khám thai và can thiệp thụ tinh nhân tạo bằng cách bơm tinh trùng vào tử cung ở một phòng khám tư nhân nên chưa từng được theo dõi tại bệnh viện.

Mãi tới lúc có dấu hiệu chuyển dạ, chị Thư mới được đưa đến Bệnh viện Từ Dũ. Trước đó, chị từng siêu âm và biết mình sinh bốn.

Năm em bé trong ca sinh năm hiện đang được chăm sóc tại Bệnh viện Từ Dũ. Ảnh: Thanh Huyền.

Các bác sĩ nơi chị khám thai cũng khuyên nên bỏ bớt thai để tránh những nguy cơ nhưng sản phụ và gia đình không đồng ý.

“Chỉ sau 10 phút nhập viện sản phụ đã được mổ bắt thai ngay. Các thai nhi được 33 tuần 5 ngày tuổi, dự sinh vào ngày 30/4. Với một ca đa thai mà giữ được tới chừng đó ngày chứng tỏ bà mẹ có ý thức dưỡng thai rất tốt. Thông thường với ca sinh đôi, sinh ba chỉ khoảng 31 tuần đã có dấu hiệu chuyển dạ”, bác sĩ Thủy nói.

Ca phẫu thuật lấy thai cho sản phụ Thư trải qua khá nhiều giây phút cam go. Tim thai nghe không rõ…

Sau khi bắt ra hết bốn bé, bác sĩ thấy lấp ló chân của một bé nữa. Như vậy đây là ca sinh năm chứ không phải sinh bốn như kết quả siêu âm dự tính.

Trong và sau ca mổ, các bác sĩ lo nhất người mẹ dễ bị băng huyết do tử cung giãn quá mức. Tuy nhiên, băng huyết đã không xảy ra, dù sản phụ bị ra máu nhiều hơn bình thường.

Sau khi sinh, cả năm bé không cần thở o xy. Ba bé trai tình trạng ổn hơn hai bé gái nên đã được tập cho ăn mỗi lần khoảng 5 ml sữa loãng. Riêng hai bé gái, tới ngày hôm nay bắt đầu có dấu hiệu suy hô hấp, bác sĩ đang theo dõi kỹ và nuôi ăn theo đường tĩnh mạch.

Bác sĩ Võ Tề Đăng, Phó trưởng khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ cho rằng, do nhẹ cân hơn ba anh của mình và có biểu hiện suy hô hấp, nếu nuôi ăn theo đường thông thường sợ các bé gái sẽ không tiêu, dễ mắc bệnh lý đường ruột.

Về tiên lượng sau này, bác sĩ Thủy cho biết các bé sinh non tháng, nhẹ cân, có thể sẽ phải đối mặt với bệnh lý về võng mạc và thính lực.

Được biết, sau khi lập gia đình 2 năm không có thai, mẹ của các bé đã nhờ tới kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và thành công ngay trong lần đầu. Năm em bé là con đầu lòng.

Hiện, sản phụ Thư còn rất mệt mỏi vì phải trải qua ca vượt cạn đáng nể, chị chưa thể tiếp xúc với báo chí.

Tới nay, đã có một vài công ty sữa ngỏ ý muốn chia sẻ với gia đình sản phụ Thư, giúp cung cấp một phần sữa để việc nuôi dưỡng các bé bớt phần khó khăn.

 

Các ca đa thai đối diện nhiều nguy hiểm

Bác sĩ Thủy cho biết có thai bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hay cho đa thai.

Nếu dùng thuốc kích thích phóng noãn và thụ thai qua đường giao hợp thì không kiểm soát được số thai. Còn thụ thai qua đường ống nghiệm lại khác.

Các bác sĩ sẽ tạo ra 5 – 10 phôi thai, rồi bơm ít nhất 3 – 5 phôi vào tử cung. Số phôi còn lại có dịch vụ lưu trữ để phòng thai phụ muốn có con nữa.

Với trường hợp thụ thai ống nghiệm có thể kiểm soát thai được. Khi các thai được 5 – 8 tuần, thai phụ sẽ được đề nghị hủy bớt, chỉ để lại ba thai.

Trước đây, tỷ lệ hủy phôi thai xảy ra nhiều tai biến. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học ngày nay, tai biến ít xảy ra.

Không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, những thai phụ mang từ ba thai trở lên đều được tư vấn để biết các nguy cơ.

Tuy nhiên, bỏ bớt thai hay không hoàn toàn do thai phụ và gia đình quyết định.

Nếu gia đình và thai phụ đồng ý bỏ bớt thai để các bé còn lại có cơ hội phát triển, sống tốt hơn.

Người mẹ đa thai phải đối diện với tràn dịch đa màng (phổi, tim). Tử cung giãn nở quá mức khiến các ca đa thai dễ sinh non, sảy thai.

Bên cạnh đó, mẹ mang đa thai còn dễ bị suy dinh dưỡng, tiền sản giật (tiền sản giật chiếm 50% các ca đa thai)…

Vì mang nhiều thai nên thời gian chuyển dạ của các bà mẹ này cũng kéo dài hơn bình thường, từ đó họ phải đối mặt với nguy cơ bị băng huyết sau sinh.

 

Bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thủy, Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện Từ Dũ cho biết, trong 10 năm trở lại đây, đơn vị mình có khoảng 4 – 5 trường hợp đa thai. Tuy nhiên, các ca này là sinh ba, sinh bốn. Đây là lần đầu tiên bệnh viện này tiếp nhận một ca sinh năm.

T.H
.