Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201202/18635-hoan-canh-bi-dat-cua-mot-gia-dinh-chinh-sach-398708/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201202/18635-hoan-canh-bi-dat-cua-mot-gia-dinh-chinh-sach-398708/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Hoàn cảnh bi đát của một gia đình chính sách - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 29/02/2012, 07:39 [GMT+7]
18635

Hoàn cảnh bi đát của một gia đình chính sách

Năm 1964, mới 17 tuổi, chàng thanh niên Nguyễn Danh Dự xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) xung phong gia nhập bộ đội chủ lực huyện được biên chế vào đơn vị 12 ly 7 trực chiến tại vùng biển quê hương.
 
Cùng khẩu đội, anh hạ 3 thần sấm con ma, được tặng 3 Bằng khen và danh hiệu chiến sỹ thi đua. Tháng 7/1976, anh vào bộ đội chính quy đơn vị C3, D2, E27 (Đại đội 3, Tiểu đoàn 2 là tiểu đoàn Nghệ An đỏ, Trung đoàn 27) tiền thân của Trung đoàn Triệu Hải anh hùng.
 
Tham gia nhiều mặt trận ác liệt với tinh thần quả cảm, anh đã chiến đấu quên mình với 3 lần bị thương. Năm 1972, khi bị thương lần thứ hai, anh được ra Bắc điều trị và gặp lại cô TNXP Vũ Thị Đề cùng quê, người trước đây ông đã gặp ở Lệ Thủy (Quảng Bình) khi cô phục vụ đoàn tàu không số. Họ nên duyên chồng vợ. Năm 1976, anh phục viên với thương tật 1/8.
 
Năm 1979, nghe theo tiếng gọi khai hoang lập ấp, Dự làm trưởng đoàn đưa theo cả gia đình gồm bố mẹ, cô em gái, vợ con cùng 25 hộ gia đình lên vùng núi cao lập ra xóm Sơn Thành, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp.
 
Với bản chất người lính, ông bà ra sức khai cơ lập ấp, phát rẫy, chăn nuôi. Họ làm được 4 gian nhà ngói khang trang với hàng chục con trâu, bò và những đồi ngô, khoai bát ngát trở nên khá giả.
 
Tai họa bắt đầu thi nhau ập xuống khi bố, mẹ ông do không hợp khí hậu thổ nhưỡng vùng núi ốm đau triền miên lần lượt qua đời. Tiếp đến, cô em gái tự nhiên trở nên điên khùng, các con một trai, hai gái đến tuổi 15 đứa lác mắt, đứa ngẩn ngơ.
 
Ông đưa con đi các bệnh viện mới biết chúng bị di chứng chất độc màu da cam từ ông. Của cải theo nhau đội nón ra đi. Các con lớn lên rồi cũng có vợ, có chồng nhưng ở những bản dân tộc mường mẹo xa hun hút. Đến lượt Điôxin phát tác trong ông với các hiện tượng run lẩy bẩy, kinh dật, đãng trí.
 
Ông Dự và vết thương
 
Trâu bò mất dần, sức không còn nên nương vườn bỏ hoang tàn. Rất may, ông còn cô con gái út lành lặn, bằng nghị lực phi thường thi đậu vào đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh. Ông lúc tỉnh, lúc mê, vết thương cũ tái phát, chân phải xuất hiện một lỗ lớn quanh năm nước vàng chảy ra, ruồi nhặng bu đầy phải dùng lá chìa vôi dán lại.
 
Một mảnh bom đang nằm trong vai phải, mảnh khác nằm trên đầu. Ông không có điều kiện đi khám lại để nâng hạng, vẫn hưởng mức lương thương binh 4/4. Toàn bộ cuộc sống gia đình nhìn vào sự tần tảo của người vợ nhặt ve chai từ mờ sáng đến tối đất. Cô con gái có khi phải ăn mì tôm cả tuần, vừa học vừa làm thuê tự nuôi mình.
 
Đầu Xuân Nhâm Thìn, khi em chuẩn bị trở lại trường sau Tết, ông Dự gom góp tiền hộ nghèo, tiền mừng tuổi được 1.100.000 đồng, để lại 100.000 đồng còn đưa cho con gái làm lộ phí. Hai cha con ôm nhau khóc nức nở giữa một trời quê đang rạo rực sắc Xuân.
 
Vượt 140 km đường rừng, tôi đến thăm ông vào một ngày rét cắt da cắt thịt, chứng kiến gia cảnh điêu tàn mà không sao cầm nổi nước mắt. Ngôi nhà sau gần 40 năm không sửa xiêu vẹo, xập xệ, xuống cấp nghiêm trọng, lúc nào cũng như sắp đổ ụp xuống.
 
Trong nhà trống hốc trống hoác không có cái gì đáng giá. Cô em gái 60 tuổi cười nói ngu ngơ. 10 Huân, Huy chương, Kỷ niệm chương của 2 ông bà bụi đất bám đầy. Suốt một buổi quanh quẩn bên ông, tôi cố chắp nối những điều lúc nhớ lúc quên về các trận chiến khốc liệt và vài cái tên đồng đội.
 
Rất may, tôi tìm được CCB Nguyễn Bá Xuyến ở cách quê ông Dự 120 km. Ông nguyên là Đại đội trưởng C3, chiến sỹ thi toàn quân, thủ trưởng trực tiếp của ông Dự, hiện là trưởng ban liên lạc Trung đoàn Triệu Hải. Ông kể tôi nghe sự dũng cảm kiên cường của ông Dự với vẻ đầy thán phục rồi ngậm ngùi “Đất nước thống nhất, mang được “gáo” về là nhất rồi, có ai chú ý gì đến thương tật, chế độ. Anh Dự cống hiến vậy mà thật quá thiệt thòi và khó khăn. Nay chỉ còn biết nhìn vào lòng hảo tâm của các tấm lòng vàng, các tổ chức doanh nghiệp và những đồng đội thành đạt của cả hai ông bà”.
 
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Ông Nguyễn Danh Dự xóm Sơn Thành, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp hoặc Tòa soạn báo CANA - 43A, Hồ Tùng Mậu, TP Vinh, Nghệ An.

Đình Lộc
.