1. Hai ông bố. Hai người nông dân chân chất quê ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội) tìm đến gặp họ tôi trong tâm trạng rối bời. Nhà họ ở cách xa nhau chừng 4-5km. Một người ở xã Xuân Phú, một người ở xã Hát Môn. Dù cùng một huyện và có con học chung một lớp nhưng họ chưa từng gặp nhau. Chỉ đến khi con gái gặp tai họa, họ mình tìm đến nhau để bày tỏ sự tình.
Từ cuộc gặp gỡ bất đắc dĩ ấy, họ mới ngộ ra một điều rằng – Con mình đang lớn. Họ lớn rất nhanh. Lớn vượt qua cả sự kiểm soát của bố mẹ. Mà họ không chỉ chóng lớn, họ còn có những nhu cầu cá nhân chẳng bố mẹ nông dân nào có thể đáp ứng nổi. Họ biết điều đó. Giá như họ chỉ biết đến việc học. Giá như họ biết hài lòng với những bộ quần áo bố mẹ mua cho. Giá như họ được trang bị những kiến thức để biết cảnh giác với những mối quan hệ. Giá như...
Anh Nguyễn Thanh Khiêm, bố của nữ sinh X.O. kể về thành tích học tập của cô con gái mà trong giọng nói chứa đựng nhiều sự tiếc nuối. 9 năm liền, X.O. là học sinh tiên tiến. Cô bé này cũng từng đi thi học sinh giỏi Văn cấp thành phố. Nếu không có thành tích học tập tương đối, thì cô bé đâu có thi đậu và được xếp vào lớp A2. Trường THPT Vân Cốc có 11 lớp 12. Học sinh các lớp A1, A2... thường học khá, giỏi. Có con được học ở lớp chọn, trường công của huyện thì bố mẹ an tâm quá còn gì.
“Vợ chồng tôi buôn bán hoa quả. Hôm nào, chúng tôi cũng có mặt ở cái chợ cóc gần cầu Trung Hòa để bán hàng”, anh Khiêm cho biết. Người bố này còn tâm sự rằng, ngày nào cũng sáng đi, tối về nên rất ít thời gian dành cho các con. Khi xảy ra sự việc, làng xóm đồn ầm lên mà anh cũng không biết. Thế nên khi bố cháu Nguyễn Thị H tìm đến nhà và nói chuyện, anh mới hay.
Khác với anh Khiêm – một nông dân không có đất sản xuất nông nghiệp nên chọn nghề chạy chợ mưu sinh, anh Nguyễn Trọng Toản lại kiếm sống bằng nghề nông. Anh bảo mình may mắn nên nhà có ruộng, có ao nên làm kinh tế theo kiểu VAC (vườn – ao – chuồng). Cũng bởi làm kinh tế VAC nên thời gian rảnh rỗi của anh hầu như chẳng có, suốt ngày cắm cụi với đám ruộng, đàn lợn. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình anh tương đối ổn. Con cái đi học đều được anh chăm lo từ cái ăn, cái mặc. Con bé H. càng lớn càng xinh nhưng chẳng vì thế mà anh phải lo lắng nhiều vì cháu nó vốn chăm ngoan.
Anh không thể ngờ, hai người đàn bà đến nhà gặp vợ chồng anh xin cho cái H. đi đội lễ lại chính là kẻ đã tra khảo, đánh đập, cắt tóc, làm nhục con gái mình. Sự việc bắt đầu vào khoảng 12h ngày 20/12/2011. Lúc đó, Phương (bạn học cùng lớp H.) đi cùng hai người phụ nữ (sau này anh mới biết tên là Nguyễn Thị Nụ và Đinh Thị Huệ) đến nhà xin phép cho H. đi. Anh không đồng ý nhưng hai người này bảo, “sắp đến giờ rồi mà không có người đội lễ thay”. Nể quá, anh đành cho con đi.
Đến 15h, vợ anh gọi điện cho Phương hỏi H. về chưa. Phương trả lời, H. đang về. Thế nhưng đến tận tối mịt, H. mới về. Vừa đến nhà, H. vào giường nằm ngay. Bố mẹ gọi dậy ăn cơm thì cô bé này bảo, “con bị đau bụng”. Đến 22h, anh lại gọi con dậy ăn cơm nhưng cô bé tiếp tục từ chối.
Trưa hôm sau, một người hàng xóm tất tả chạy sang bảo với vợ chồng anh Toản là H. bị đánh ghen. Đến lúc này, anh chị mới gọi H. dậy hỏi chuyện. Anh chị ngỡ ngàng khi thấy mặt con đầy vết bầm tím, tóc bị cắt nham nhở. Nghe bố mẹ hỏi, H. khóc nức nở. H. kể rằng, sau khi đi khỏi nhà, H. bị đưa đến nhà Nụ. Tại đây, họ đóng cửa phòng và bắt đầu tra khảo, đánh đập H.
Nội dung cuộc tra khảo chủ yếu là cô bé đã đi chơi với anh Bình (chồng Nụ) và Thích (người yêu Huệ) bao nhiêu lần. Những người đàn ông này cho cô bé ăn những gì, tặng những gì... Cứ mỗi khi không hài lòng với câu trả lời của H., họ lại túm tóc đập đầu vào tường, đấm đá túi bụi vào người. Đáng sợ hơn, H. còn bị họ cắt tóc. Không chỉ cắt cụt mái tóc của cháu, họ còn túm từng đám rồi cắt sát tận da đầu... Tra khảo chán, họ bắt H. viết giấy vay nợ. Nội dung giấy vay nợ do họ đọc, rằng H. nợ họ 6.000.000đ, lãi ngày (mỗi ngày 500.000đ). Trước khi H. ra về, họ còn căn dặn không được nói với bố mẹ, phải trả nợ đều đặn nếu không sẽ cắt tai, cắt gân chân...
2. Nghe con gái kể lại sự việc, anh Toản bàng hoàng. Anh không ngờ hai người đàn bà đến tận nhà, “có lời có lẽ” để xin cho con bé H. đi đội lễ trong đám hỏi lại hành động dã man như vậy. Để “hỏi cho ra nhẽ”, vợ anh đã tìm đến nhà Nụ. Thế nhưng chị đã không gặp được người đàn bà này. Xin được số điện thoại của Nụ, anh gọi điện hỏi thì chị này lại còn hăm dọa.
Để tường tận về vụ việc, anh tìm đến gặp Phương – cô bạn học của H. đã đi cùng hai người đàn bà đến nhà anh. Phương cho biết, anh Bình (chồng Nụ) là người họ hàng. Chính Phương đã dẫn Bình làm quen với H, X.O. và một số bạn khác. Người đàn ông này cũng chở mấy cô bé đi chơi, đi mua sắm quần áo, đi ăn uống.
Sau khi nghe vậy, anh Toản tiếp tục đến xã Xuân Phú, tìm gặp cháu X.O. Tại đây, anh gặp bố X.O. là anh Khiêm. Cả hai phụ huynh ngỡ ngàng khi nghe X.O. kể lại chuyện cô bé cũng bị đánh đập, tra khảo, cắt tóc, vái lạy... giống như H. Hóa ra, sau khi điều H. đến nhà, X.O. cũng được đưa đến. Tại đây, Nụ, Huệ và một số người liên quan đã đánh đập, làm nhục các cháu. Sợ hãi, hai cô bé về nhà không dám hé răng nói với bố mẹ. Đáng sợ nhất là họ còn bắt hai cô nữ sinh vái lạy cả thằng bé 3 tuổi, con trai Nụ.
Đơn tố cáo và tường trình của các nữ sinh. |
Gặp hai cô nữ sinh, họ tôi vẫn nhận thấy trên gương mặt các em sự e dè. Cả hai cho biết, thông qua Phương, các cô bé quen Bình, Thích. Hai người đàn ông này đã vài lần dùng ôtô chở các cô đi chơi. Họ cũng tỏ ra hào phóng khi cho các cô bé mua sắm quần áo, giầy dép, điện thoại. “Mỗi đứa họ cháu được mua 4-5 bộ quần áo, riêng H. còn được tặng một cái điện thoại”, X.O. cho biết.
Hỏi chuyện, họ tôi mới biết rằng, các cháu quen biết Bình khoảng 1 tuần thì xảy ra sự việc nêu trên. Khi bị Nụ tra khảo, các cháu đều “khai” với chị này tường tận những lần được đưa đi chơi, mua sắm. Chị này còn bắt các cháu về nhà, đem hết những bộ quần áo mà chồng mình mua tặng trả lại. Sợ hãi, các nữ sinh này răm rắp làm theo. Không chỉ vậy, Nụ còn bắt các cháu viết giấy vay nợ. Số nợ mà H. phải nhận nợ là 6.000.000đ; O. phải nhận là 3.100.000đ. Không chỉ bị ép nhận nợ, các cô bé này còn bị ép phải trả 500.000đ lãi/ngày.
Bất bình trước hành vi xâm phạm thân thể, chà đạp lên nhân phẩm người khác của nhóm đối tượng, hai ông bố đã viết đơn tố cáo đến cơ quan bảo vệ pháp luật. Trong khi chờ đợi cơ quan điều tra xác minh làm rõ, những điều tiếng về vụ nữ sinh bị đánh ghen lan truyền khắp nơi. Tiếng đồn xấu đến nỗi, các cháu không dám tới trường. Còn ở làng xóm thì “tiếng tăm” vụ đánh ghen làm cho bố mẹ các cháu không dám ra đường. Rất khổ tâm nhưng cả hai ông bố vẫn đưa con đến các cơ quan pháp luật, báo chí để tố cáo hành động mất hết tính người của Nguyễn Thị Nụ, Đinh Thị Huệ.
3. Vì sao các nữ sinh này lại có mối quan hệ với những người đàn ông tên Bình, Thích? Những người này cho các nữ sinh đi chơi, mua sắm với mục đích gì? Trong bản tường trình dài 16 trang, cháu H. đã tường thuật lại toàn bộ quá trình. Bắt đầu từ ngày 14/12, cô bạn tên Phương rủ H. đi chơi. H đã cùng X.O., Q.T., và Phương lên xe ôtô của Bình và Thích. Cả hội được cho đi hát karaoke, đi ăn lẩu. Ngày hôm sau, cả nhóm lại được đi chơi và mua sắm quần áo...
Những ngày sau đó, nhóm nữ sinh này vẫn được rủ đi chơi, hát karaoke, mua sắm... Khi họ tôi hỏi anh Khiêm, bố cháu X.O về việc anh có phát hiện ra con gái mình bỗng nhiên có nhiều quần áo mới không, anh cho biết là có. “Tôi đã từng chặt cái áo ra làm mấy khúc. Thế nhưng hôm sau cháu nó lại bảo được người chị tặng, mà có người đến tận nhà đưa nên tôi tin”, anh Khiêm chia sẻ.
Đang ở tuổi mới lớn, nên các nữ sinh rất thích ăn diện. Việc được những người đàn ông có vẻ ngoài giàu có cho ăn, cho chơi và mua sắm quần áo đẹp đã đánh trúng tâm lý của các cô gái trẻ. Rõ ràng, những người đàn ông này có động cơ khi tiếp cận, làm quen rồi mua sắm cho các nữ sinh nhiều quà tặng. Giá như, các cháu đủ tỉnh táo để nhận ra cái gì đằng sau hành động hào phóng này để dừng lại. Giá như các cháu biết tránh những cạm bẫy...
Ngày 30/12/2011, Công an huyện Phúc Thọ đã khởi tố vụ án làm nhục người khác. Cơ quan điều tra cũng có lệnh bắt giam các đối tượng Nguyễn Thị Nụ, Đinh Thị Huệ. Điều này cho thấy, cơ quan bảo vệ pháp luật đã kiên quyết xử lý nghiêm hành vi chà đạp lên thân thể, nhân phẩm của các nữ sinh. Vụ việc này cũng là bài học cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh trong việc quản lý con em mình. Và hẳn, đây cũng là bài học đắt giá với các nữ sinh