Ảnh minh họa |
Theo đó, một trong những trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ là: Tài sản của tổ chức, cá nhân đã nộp lệ phí trước bạ phải đăng ký lại quyền sở hữu, sử dụng do việc chia, tách, cổ phần hóa, hợp nhất, sáp nhập, đổi tên tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Thông tư cũng hướng dẫn cụ thể trường hợp đổi tên đồng thời đổi chủ sở hữu tài sản thì chủ tài sản phải nộp lệ phí trước bạ, bao gồm:
Đổi tên và thay đổi toàn bộ cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần có cổ đông sáng lập) hoặc thay đổi toàn bộ cổ đông sở hữu vốn điều lệ lần đầu (đối với công ty cổ phần không có cổ đông sáng lập) hoặc toàn bộ thành viên công ty (đối với loại hình doanh nghiệp khác) hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân (đối với trường hợp bán doanh nghiệp theo quy định tại Điều 187 của Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014).
Đổi tên và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp quy định tại: Điểm c khoản 1 Điều 196 (Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức bán toàn bộ vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác); điểm b khoản 1 Điều 197 (Công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty); điểm c khoản 1 Điều 198 (Công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo phương thức chuyển nhượng toàn bộ cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn); Điều 199 của Luật doanh nghiệp, trừ trường hợp chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH một thành viên do cá nhân đã là chủ doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi làm chủ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/7/2016.