Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201808/chong-lam-thu-cam-ap-dat-cac-khoan-thu-dau-nam-hoc-moi-810395/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201808/chong-lam-thu-cam-ap-dat-cac-khoan-thu-dau-nam-hoc-moi-810395/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Chống lạm thu, cấm áp đặt các khoản thu đầu năm học mới - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 22/08/2018, 08:42 [GMT+7]

Chống lạm thu, cấm áp đặt các khoản thu đầu năm học mới

Lạm thu trong trường học mỗi dịp đầu năm học mới là vấn đề không phải mới, năm nào ta cũng bàn đến chuyện lạm thu, mặc dù các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng đã vào cuộc và có hình thức kỷ luật rất mạnh tay, thích đáng. 
 
Nhu cầu đầu tư cho giáo dục để tăng cường nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và điều kiện đảm bảo chất lượng, đời sống giáo viên là có thật. Nhu cầu được đóng, góp hỗ trợ cho nhà trường của một bộ phận phụ huynh để con em mình có môi trường học tập tốt hơn cũng là mong muốn có thật. Tuy vậy, việc thu như thế nào để không méo mó hoặc bị biến tướng thành lạm thu, để không tạo thêm áp lực cơm áo cho những phụ huynh còn khó khăn về kinh tế vẫn luôn là câu chuyện dài kỳ chưa hết nóng vào đầu năm học mới.
Ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có những chia sẻ với phóng viên báo chí về câu chuyện này.
 
PV: Mới đây, mạng xã hội xôn xao về bức thư do Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố (Lê Chân, Hải Phòng) ký, đưa ra kế hoạch bổ sung trang thiết bị giảng dạy, học tập với số tiền hơn 900 triệu đồng và mỗi phụ huynh phải đóng nhiều các khoản tự nguyện. Ông suy nghĩ sao khi năm nào cũng diễn ra lạm thu ở một số trường như những câu chuyện như trên?
 
Ông Trần Tú Khánh: Lạm thu trong trường học mỗi dịp đầu năm học mới là vấn đề không phải mới, năm nào ta cũng bàn đến chuyện lạm thu, mặc dù các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng đã vào cuộc và có hình thức kỷ luật rất mạnh tay, thích đáng.
 
Thực tế cho thấy, khi ngân sách Nhà nước còn hạn chế, thì việc huy động các nguồn lực xã hội một cách tự nguyện để đầu tư nâng cao điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục là chính đáng và hết sức cần thiết. Tuy nhiên, có vẻ như nhiều cơ sở giáo dục đang gặp phải vấn đề khá nghiêm trọng đó là chưa hiểu đúng và làm đúng pháp luật về xã hội hóa trong giáo dục.
 
 
Ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Không hiểu đúng dẫn tới cách thức triển khai không phù hợp khi kêu gọi xã hội hóa, tài trợ với cơ sở giáo dục. Đây là lý do dẫn tới tình trạng một số nơi, một số địa phương, đặc biệt người đứng đầu các cơ sở giáo dục đã thực hiện chưa đúng quy định, dẫn đến tình trạng lợi dụng hội phụ huynh học sinh, tình trạng áp đặt, cào bằng để thu tiền như ở Hải Phòng, Thanh Hóa....
 
Từ câu chuyện cụ thể trên cho thấy tư duy, cách thức thu và quản lý tài chính huy động từ nguồn xã hội hóa vẫn trong tình trạng nhà trường áp đặt, cào bằng với phụ huynh, các nhà tài trợ. Thực tế là có nhiều phụ huynh có điều kiện kinh tế tốt và thực sự muốn cùng nhà trường nâng cao chất lượng dạy- học cho các con. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều những phụ huynh khó khăn về kinh tế. Huy động xã hội hóa kiểu cào bằng sẽ gây ra bức xúc cho người nộp, dù tinh thần thu là tự nguyện.
 
PV: Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã có biện pháp gì để chấn chỉnh và hạn chế tình trạng hiểu chưa đúng, làm chưa chuẩn về xã hội hóa giáo dục dẫn đến tình trạng lạm thu, thưa ông?
 
Ông Trần Tú Khánh: Bộ GD&ĐT năm nào cũng chủ động ban hành rất sớm các văn bản để hạn chế lạm thu. Năm 2018, ngay từ tháng 3, Bộ đã có văn bản hướng dẫn về các địa phương (văn bản 1029) gửi các địa phương hướng dẫn, chấn chỉnh lạm thu. Trong đó nêu các vấn đề cụ thể, yêu cầu các cơ quan quản lý từ địa phương, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, đặc biệt đối với người đứng đầu các cơ sở giáo dục để chấn chỉnh tình trạng này.
 
Bên cạnh đó, Bộ cũng đã có hướng dẫn công tác thanh kiểm tra với việc triển khai các kế hoạch đào tạo trong năm; đặc biệt là thanh kiểm tra với lạm thu, giao cho các Sở GD&ĐT triển khai để phát hiện kịp thời những hiện tượng lợi dụng hội cha mẹ học sinh, lợi dụng xã hội hóa hoặc lợi dụng thông tư 29 để triển khai thu áp đặt, cào bằng, dẫn đến bất bình trong phụ huynh học sinh và người dân cả nước.
 
Cùng với đó, ngay từ năm học 2017-2018, Bộ GD&ĐT cũng đã chủ động chỉ đạo các Vụ Cục chức năng liên quan rà soát để sửa đổi 2 thông tư, đặc biệt là thông tư 55 để tránh tình trạng các cơ sở giáo dục, địa phương mượn danh nghĩa Hội cha mẹ học sinh để thu các khoản thu không đúng quy định. Thông tư 55 quy định rõ những gì Hội cha mẹ học sinh được làm, những gì không được làm.
 
Chẳng hạn, Hội cha mẹ học sinh chỉ thu những khoản thu để phục vụ cho hoạt động chứ không thu các khoản quyên góp, tài trợ các việc để chi các chi phí quản lý, xây dựng cơ sở vật chất trong trường học. Ngoài ra, Bộ cũng đang tiến hành sửa đổi, lấy ý kiến các địa phương về Thông tư 29 liên quan đến kêu gọi, cho biếu, tặng, tài trợ nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục huy động một cách thuận lợi nguồn lực từ bên ngoài để nâng cao chất lượng, đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất trong giai đoạn hiện nay.
 
PV: Có ý kiến cho rằng, để hạn chế triệt để tình trạng lạm thu, ngoài việc xử lý người đứng đầu các cơ sở giáo dục thì cũng cần quy trách nhiệm đối với cả người đứng đầu Sở GD&ĐT các địa phương. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
 
Ông Trần Tú Khánh: Theo phân cấp quản lý, đúng là người đứng đầu cơ sở giáo dục địa phương, đặc biệt là Sở GĐ&DT phải gánh một phần trách nhiệm. Tuy nhiên, năm học 2017-2018, Bộ cũng cùng với các địa phương và cơ quan thanh kiểm tra đã xử lý quyết liệt; có những trường hợp đau lòng như kỉ luật và khởi tố người đứng đầu trường.
 
Ở đây, trách nhiệm lớn nhất là của người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra lạm thu. Còn liên quan đến Ban đại diện cha mẹ học sinh thì trong thông tư 55 đã nói rất rõ: Ban đại diện cha mẹ học sinh có quyền từ chối những gợi ý, kêu gọi các khoản đóng góp không phù hợp. Nếu nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh hiểu, nắm rõ quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của mình để thực hiện đúng và có sự chia sẻ với những phụ huynh khác thì sẽ không để xảy ra tình trạng lạm thu được.
 
Hiện trong điều kiện nguồn lực nhà nước cho giáo dục còn hạn hẹp, nếu không có các nguồn tài chính từ cho, biếu, tặng đặc biệt nguồn xã hội hóa để cùng gánh vác với ngành Giáo dục thì sẽ rất khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giáp dục. Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn các khoản xã hội hóa, nguồn cho biếu tặng gửi các cơ sở giáo dục để triển khai thực hiện đúng, hiệu quả.
 
PV: Chính phủ vừa đồng ý về chủ trương là sẽ miễn học phí cho trẻ nầm non 5 tuổi và học sinh THCS công lập. Đây thực sự là một tin vui đối với phụ huynh, học sinh cả nước, nhất là các gia đình có điều kiện kinh tế còn khó khăn. Tuy vậy, dư luận xã hội cũng lo lắng nhiều trường có thể lợi dụng chủ trương đúng đắn này để vẽ ra các khoản phụ thu không hợp lý. Quan điểm của ông về vấn đề này?
 
Ông Trần Tú Khánh: Hiện nay theo Nghị quyết của Chính phủ đã trình sửa đổi Nghị định 86, năm học 2018-2019 sẽ miễn học phí cho trẻ em 5 tuổi các vùng đặc biệt khó khăn, các vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Lộ trình tiếp theo, trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, Bộ cũng đề xuất với Chính phủ, Quốc hội có lộ trình miễn với cấp học 9 năm.
 
Để hạn chế “nở rộ” các khoản thu đầu năm, Bộ hàng năm đều cố gắng rà soát các văn bản pháp quy để hạn chế tối đa, đồng thời gắn kết với các kế hoạch thanh kiểm tra và chỉ đạo các địa phương rà soát phát hiện và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần kêu gọi Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh cả nước, cũng hiểu đúng về huy động các nguồn thu từ xã hội.
 
Bên cạnh các khoản thu kêu gọi xã hội hóa và tài trợ, nhà trường cũng rất cần sự ủng hộ của hội phụ huynh học sinh tùy mức độ khả năng của từng ra đình; nhưng tuyệt đối cấm các khoản thu áp đặt, cào bằng. Đặc biệt, nhà trường phải công khai minh bạch với các khoản thu này. Đây có thể coi như một khoản ngân sách, cần thực hiện đúng theo các quy định của luật, như xây dựng, đấu thầu, mua sắm...
 
Hy vọng với sự vào cuộc của cả xã hội, việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu và việc thu lợi dụng hội cha mẹ phụ huynh học sinh sẽ được chấn chỉnh trong năm học mới, từ đó tạo ra môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh hơn.
 
PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
.

Nguồn: Thu Phương-Huyền Thanh (ghi)/CAND

.