Những ngày qua, câu chuyện sửa điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Hà Giang có thể nói là một cơn “chấn động” khiến chúng ta không khỏi bàng hoàng về một cuộc thi mang tầm cỡ quốc gia, quyết định số phận của hàng triệu học sinh, lại có thể dễ dàng bị gian lận đến vậy. Thế nhưng, sau Hà Giang, người ta lại tiếp tục phát hiện Sơn La cũng là tỉnh có những dấu hiệu sai phạm trong kỳ thi này.
Liên quan đến vụ gian lận điểm thi tại Hà Giang, ngày 19/7, Tổng cục An ninh Bộ Công an, đã chỉ đạo Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang ra quyết định khởi tố hình sự về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Trước đó, tối 18/7, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký quyết định thành lập tổ công tác thi THPT quốc gia có nhiệm vụ kiểm tra xác minh dấu hiệu bất thường về điểm thi tại Hội đồng thi tỉnh Lạng Sơn và Sơn La.
Tổ công tác kết luận: Chưa phát hiện sai phạm trong tổ chức coi thi và chấm thi tại Hội đồng thi THPT quốc gia tại Lạng Sơn.
Trong khi đó, Tổ công tác xác định bước đầu cho thấy đã có một số sai phạm quy chế thi, đặc biệt là ở khâu chấm thi, trong đó, có dấu hiệu can thiệp, làm thay đổi kết quả thi của thí sinh tại Sơn La
Trước sự việc này, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ký công văn yêu cầu 63 tỉnh thành về việc rà soát, đánh giá công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.
Câu chuyện đáng bàn ở đây, có lẽ không phải là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: còn bao nhiêu tỉnh gian lận điểm thi THPT quốc gia như Hà Giang? Mà vấn đề gốc rễ chính là việc xem lại cách thức thi cử, liệu “2 trong 1" có đáp ứng được mục tiêu của kỳ thi hay không?
Cùng trao đổi với ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.
.