Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201709/ngam-tuyet-sac-giai-nhan-cua-vua-ba-tu-xua-758013/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201709/ngam-tuyet-sac-giai-nhan-cua-vua-ba-tu-xua-758013/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Ngắm 'tuyệt sắc giai nhân' của vua Ba Tư xưa - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 20/09/2017, 10:20 [GMT+7]

Ngắm 'tuyệt sắc giai nhân' của vua Ba Tư xưa

Qua thời gian, tiêu chuẩn cái đẹp đã thay đổi một cách không thể tin nổi.

Qajar (1789 - 1925) là một trong những triều đại có tầm ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử Ba Tư (Iran ngày nay). Trong triều đại này, phụ nữ có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của hoàng tộc, thế nên các đời quốc vương của Qajar luôn sở hữu một hậu cung rất đông đảo, lên đến cả trăm người.

Nói về đời sống "hưởng lạc" của hoàng gia, đa phần chúng ta sẽ nghĩ đến một cung điện ngập tràn tiên nữ xinh đẹp, một cuộc sống đầy mơ ước đối với cánh mày râu. Phần cung điện thì đúng, nhưng "xinh đẹp" thì có lẽ bạn sẽ phải nghĩ lại, bởi vì quan niệm và tiêu chuẩn cái đẹp đã đổi khác rất nhiều theo thời gian và vùng văn hóa.

Như Nasser al-Din Shah (trị vì cuối thế kỷ 19) và hậu cung lên tới 84 bà vợ là một ví dụ điển hình. Năm 1842, Nasser al-Din Shah (11 tuổi) nhận được món quà là một chiếc máy ảnh từ nữ hoàng Victoria. Ông nhanh chóng bị chinh phục bởi phép màu của công nghệ, để rồi sau này sử dụng quyền lực của mình biến cung điện thành studio chụp hình đầu tiên trong lịch sử.

Và dưới đây là Anis al-Doleh, bà vợ xinh đẹp được sủng ái nhất của shah Nasser (shah là tên gọi chung cho vua Ba Tư). Nhan sắc của bà được xem là "không gì sánh được" vào thời kỳ đó.

Anis al-Doleh - người vợ được sủng ái nhất của quốc vương Nasser al-Din Shah.
Anis al-Doleh - người vợ được sủng ái nhất của quốc vương Nasser al-Din Shah.

Mọi sự so sánh khác thời đại đều là khập khiễng. Với người Ba Tư trước kia, tuyệt sắc giai nhân phải đến từ vẻ đẹp đầy đặn, căng tràn nhựa sống, kèm theo cặp lông mày siêu đậm và một hàng ria lấp ló.

Đó là biểu trưng của một phụ nữ trong hoàng tộc - no đủ, không bao giờ bị đói, và không phải lao động nặng nhọc.

Anis al-Doleh (phải) - tri kỷ của đức vua.
Anis al-Doleh (phải) - tri kỷ của đức vua.

Được biết, Nasser al-Din Shah là vị vua thứ 4 của triều đại, lên ngôi vào năm 1848 và trị vì trong suốt 47 năm - lâu nhất trong 3000 năm lịch sử của Iran và Ba Tư.

Thông thường, các nhiếp ảnh gia chỉ được phép chụp quốc vương và các hoàng thân quốc thích, hầu cận... là nam giới. Hơn nữa theo luật, việc chụp mặt là điều cấm kỵ, đặc biệt là mặt của phụ nữ.

Nhưng shah Nasser - một fan chân chính của nhiếp ảnh - ngài cho phép chụp cả dàn hậu cung gần 100 người, tạo thành một bộ sưu tập những hình ảnh công chúng đáng lẽ không bao giờ được biết đến. Chẳng ai làm gì được ngài, tất nhiên, vì ngài là vua mà!

Nasser al-Din Shah Qajar - Một trong những vị vua quyền lực nhất lịch sử.
Nasser al-Din Shah Qajar - Một trong những vị vua quyền lực nhất lịch sử.

Anis al-Doleh - tuyệt sắc giai nhân của Shah Nasser.
Anis al-Doleh - tuyệt sắc giai nhân của Shah Nasser.

Nhan sắc của bà (ngồi) được đánh giá là
Nhan sắc của bà (ngồi) được đánh giá là "không gì có thể sánh được".

Hậu cung của shah Nasser al-Din.
Hậu cung của shah Nasser al-Din.

Một phần trong hậu cung trăm người của shah Nasser al-Din.
Một phần trong hậu cung trăm người của shah Nasser al-Din.

Đội hậu cung luôn mặc một chiếc váy có mẫu khá kỳ lạ, được gọi là
Đội hậu cung luôn mặc một chiếc váy có mẫu khá kỳ lạ, được gọi là "shaliteh".

Có một chi tiết rất đáng chú ý trong bộ ảnh của nhà vua, đó là đội hậu cung luôn mặc một chiếc váy có mẫu khá kỳ lạ, được gọi là "shaliteh". Chiếc váy trông khá giống váy ballet, và có tin đồn rằng đây không phải là điều trùng hợp.

Năm 1873, Nasser al-Din theo lời mời của Sa Hoàng Alexander Tsar II ghé thăm nước Nga. Tại đây ông bị các vũ công ballet người Nga "hớp hồn", sau đó yêu cầu đội hậu cung ăn mặc giống như thế.

Nhưng tất nhiên, họ chỉ được phép mặc như vậy khi lên hình, còn bình thường vẫn phải mặc trang phục truyền thống của người Hồi giáo. Ngoài ra, cũng có thể đây chỉ là một tin đồn thôi.

.

TH