Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201709/hoang-sa-truong-sa-cua-viet-nam-nhung-bang-chung-lich-su-va-phap-ly-757649/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201709/hoang-sa-truong-sa-cua-viet-nam-nhung-bang-chung-lich-su-va-phap-ly-757649/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam: Những bằng chứng lịch sử và pháp lý - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 18/09/2017, 08:46 [GMT+7]

Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam: Những bằng chứng lịch sử và pháp lý

Chủ quyền biển đảo - Ý chí của dân tộc Việt Nam

(Congannghean.vn)-Từ xa xưa, tọa độ của Việt Nam được ông cha ta xác định là một quốc gia “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, tức là biển chiếm phần lớn. Căn cứ vào các tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về các vùng biển (1977), Đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải (1982), Luật Biển biên giới quốc gia (2003), Luật biển Việt Nam (2012) và phù hợp với Công ước Luật biển 1982 có thể xác định: Biển Việt Nam chiếm khoảng 29% diện tích toàn biển Đông, rộng gấp hơn 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền bao gồm các vùng biển nằm trong phạm vi 200 hải lý, thềm lục địa và quần đảo ngoài khơi Hoàng Sa và Trường Sa.

Biển và hải đảo là không gian sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt, tạo ra thế và lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như góp phần quan trọng đảm bảo chủ quyền đất nước. Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, là nơi nương tựa của hàng chục triệu người dân đất Việt và là địa bàn chiến lược trong bảo vệ, phát triển đất nước; là phần Tổ quốc thiêng liêng không tách rời của đất nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Các bạn trẻ thích thú chụp ảnh với mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa
Các bạn trẻ thích thú chụp ảnh với mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa

Quá trình toàn cầu hóa được đẩy mạnh, Đông Nam Á càng bùng nổ phát triển thì vị thế của Việt Nam ngày càng được củng cố và nâng cao. Chính vì những lợi thế và tiềm năng đó mà tình hình tranh chấp chủ quyền trên biển Đông luôn căng thẳng, các nước lớn không từ bỏ ý định âm mưu chiếm biển Đông của Việt Nam.

Từ thế kỷ trước, các thế hệ người Việt và các triều đại Nhà nước Việt Nam đã thực thi liên tục chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam theo quy định của pháp luật quốc gia và phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982, nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Việt Nam.

Nhận thức rõ vị trí chiến lược của biển, hải đảo đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã sớm có những chủ trương, chính sách đúng đắn và nhất quán trong việc thể hiện nhận thức, ý chí biển cả của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ. Ngay sau khi đất nước giành độc lập, ý thức và ý chí biển cả đã được hội tụ trong câu nói bất hủ của Bác Hồ: “Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ” khi Người về thăm làng Cá, Tuần Châu (Quảng Ninh) và Cát Bà (Hải Phòng) tháng 4/1959. Để đảm bảo tính liên tục và quyền sở hữu các vùng biển và quần đảo từ các chính quyền trước, sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam đối với các vùng biển và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Trước tình hình tranh chấp trên biển Đông, Việt Nam cũng đã đề ra chủ trương giải quyết và đưa ra các nguyên tắc cơ bản. Trong đó Việt Nam xác định đây là quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp vì liên quan đến nhiều nước cho nên Việt Nam trước, sau như một, kiên trì nguyên tắc giải quyết tranh chấp biển đảo bằng biện pháp hòa bình, trên tinh thần hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế; kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Đưa công nghệ số vào triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa

Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước ta cũng tập trung đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trong nhiều giải pháp thì giải pháp chung đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, thường xuyên và có hệ thống trong nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức vị trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc.

Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố các tư liệu, bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua triển lãm bản đồ và trưng bày các tư liệu về 2 quần đảo này. Đây là nhiệm vụ quan trọng được xác định tiến hành thường xuyên và lâu dài để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hành động của nhân dân trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 4 tổ chức tại Bảo tàng Quân khu 4 từ ngày 14 - 18/9 là triển lãm lần thứ 91 được tổ chức. Trước đó, chúng ta đã tổ chức tại 59 tỉnh, thành phố, 11 điểm đảo, huyện đảo và 20 đơn vị lực lượng vũ trang. Đây là hoạt động tuyên truyền quan trọng nhằm góp phần giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBCS và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Với 13 nhóm tư liệu chính, trong đó bao gồm phiên bản của các văn bản Hán - Nôm, văn bản Việt ngữ, Pháp ngữ của triều đình phong kiến Việt Nam, của chính quyền Việt Nam cộng hòa miền Nam Việt Nam; Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam… khẳng định quá trình xác lập, thực thi, bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với 2 quần đảo; bộ sưu tập 65 bản đồ chứng minh chủ quyền Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; hiện vật và hình ảnh về công cuộc thực thi chủ quyền và đấu tranh “Bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa”; tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim Việt Nam”… Đây là những cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo.

Ngoài ra, một điểm mới trong triển lãm lần này đó là lần đầu tiên đưa công nghệ số vào triển lãm thông qua ứng dụng công nghệ thực tế ảo 3D. Với những đặc tính ưu việt, đây được coi là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tuyên truyền biển đảo bên cạnh phương pháp triển lãm truyền thống nhằm tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn, thu hút nhiều đối tượng công chúng, nhất là các bạn trẻ.

.

Huyền Thương

.