Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201403/trong-cuoc-choi-hoi-nhap-giao-duc-nuoc-nao-dung-ngoai-se-bi-tut-hau-459828/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201403/trong-cuoc-choi-hoi-nhap-giao-duc-nuoc-nao-dung-ngoai-se-bi-tut-hau-459828/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Trong cuộc chơi hội nhập giáo dục, nước nào đứng ngoài sẽ bị tụt hậu - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 09/03/2014, 10:23 [GMT+7]

Trong cuộc chơi hội nhập giáo dục, nước nào đứng ngoài sẽ bị tụt hậu

“Trong cuộc chơi hội nhập giáo dục này, nước nào đứng ngoài sẽ bị tụt hậu và khó có cơ may tham gia vào việc hoạch định chính sách giáo dục quốc tế”. Bà Đào Liên Hương, Tổng thư ký Liên đoàn các Hiệp hội tư vấn Giáo dục và Ngôn ngữ thế giới khẳng định như vậy.

Có nguy cơ bị cô lập về giáo dục

Theo bà Hương, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục Việt nam cũng đã đưa ra rất nhiều giải pháp và đề xuất để giải quyết các bất cập, tuy nhiên trong đề xuất này bà chỉ đưa ra một vài giải pháp cho việc quốc tế hoá hệ thống đào tạo của Việt nam để dễ dàng tham gia vào quá trình hội nhập Giáo dục toàn cầu - một công việc đang diễn ra hết sức cấp thiết và gay gắt trên toàn thế giới.

Theo đó, có một vài nguyên nhân khiến giáo dục Việt Nam có thể có nguy cơ không theo kịp trào lưu giáo dục thế giới, các nguyên nhân được bà Hương chỉ ra rằng:

Thứ nhất, về ngôn ngữ: thứ ngôn ngữ giảng dạy chính là tiếng Việt - là thứ ngôn ngữ chỉ có người Việt nam dùng, đây là thứ ngôn ngữ có tính chất riêng biệt không có khả năng hội nhập.

Thứ hai, về chương trình, giáo trình giảng dạy hầu hết do giáo viên trong nước biên soạn, chưa được tiêu chuẩn hoá và công nhận trên quốc tế. Dẫn đến việc bằng cấp cũng chưa được công nhận và đánh giá cho chuẩn, đúng mức, dẫn đến việc khó cho sinh viên tham gia các chương trình trao đổi giao lưu một năm với các trường ĐH trên thế giới hoặc chuyển ngang sang học tiếp tại các trường ĐH quốc tế hoặc xét học tiếp các cấp độ cao hơn đối với các HS đã tốt nghiệp trong nước.

 Việt Nam cần nhanh chóng có những hoạch định giáo dục dài hạn để hội nhập quốc tế. Ảnh minh họa
Việt Nam cần nhanh chóng có những hoạch định giáo dục dài hạn để hội nhập quốc tế. Ảnh minh họa

Thứ ba, trong nước chưa có một bộ quy tắc đánh giá chất lượng đào tạo, cũng như tiêu chí xếp loại các trường, các nghành học để nước ngoài dựa vào đó hợp tác làm việc với các trường trong nước.

Dẫn đến hiện tượng một số tổ chức quốc tế tự xếp hạng các trường ĐH Việt Nam một cách không khách quan và thấp hơn rất nhiều so với thực trạng của chúng ta.

Thứ bốn, chưa có các cơ quan, tổ chức trung gian khách quan làm việc độc lập, khách quan với các cơ quan quản lý Nhà nước về Giáo dục để có các ý kiến phản biện, kịp thời chấn chỉnh cũng như góp ý cho các dự thảo hoặc luật Giáo dục.

Thứ năm, chính sách đầu vào của các trường ĐH sư phạm chưa cao, chất lượng đào tạo chưa có được những ưu tiên về mọi mặt, chính sách lương bổng của giáo viên còn chưa đủ sức để thu hút nhân tài - những người thực sự có tâm, có đức vào làm trong lĩnh vực đào tạo con người. Hệ thống các phòng thí nghiệm, nghiên cứu còn quá nghèo nàn, không hút được các nhà nghiên cứu khoa học trẻ.

Thứ sáu, hệ thống thi cử đánh giá thực lực khả năng của học sinh còn bất cập: chỗ khó, chỗ dễ … khiến học sinh học lệnh, học tủ, quay cóp, dạy và học thêm làm mất quá nhiều thời gian của xã hội: bao gồm cả học sinh và phụ huynh…

Thứ bảy, bệnh thành tích có nguy cơ quay trở lại sau vài năm đã được nêu đích danh và có biện pháp ngăn chặn. Nguyên nhân sâu xa từ các cách tuyển chọn nhân sự của nhà nước: tiêu chuẩn hoá cán bộ dựa trên bằng cấp chứ không dựa vào thực tài…

Thế giới khác quá xa Việt Nam

Theo tìm hiểu và nghiên cứu của bà Hương, nếu như trước đây hệ thống giáo dục Châu Âu là một hệ thống với cách thức giảng dạy, độ dài, bằng cấp… hoàn toàn khác biệt thì nay sau một thời gian ngồi bàn bạc, họ đã thống nhất tiêu chuẩn hoá - tạm gọi là Thoả thuận Bô lô Nhơ ( Bologna Process) cho toàn bộ nền giáo dục của các nước Châu Âu kể cả Anh, Đức, Pháp… kể từ năm 2012, các trường của châu Âu đã hoàn toàn liên thông bằng cấp ở các cấp độ học khác nhau và thống nhất các tên gọi bằng cấp để học sinh có thể học tập liên thông trong toàn khối EU.

Tại Brazil - nước chủ yếu nói tiếng Bồ đào Nha, họ đã đưa ra chương trình “ Khoa học không biên giới” nhằm khuyến khích 100.000 SV nước họ học tập một năm tại một trường quốc tế ở nước ngoài trong quá trình học ĐH và mở ra cơ hội tương tự cho các SV quốc tế tới Brazil để nghiên cứu các chương trình khoa học tại các trường ĐH và học viện tại Brazil trong hơn 20 lĩnh vực ưu tiên.

Điều này sẽ khiến cho các trường ĐH phải năng động hơn để đón nhận các SV quốc tế cùng học, cùng nghiên cứu bằng tiếng Anh và SV của họ cũng phải cố gắng nâng cao ngoại ngữ để học tập được ở môi trường quốc tế. Thực là lợi cả đôi đường.

Tây Ban Nha và Nhật bản là hai nước hiện tại đã có một chương trình khổng lồ nhằm khuyến khích SV của họ đi sang các nước nói tiếng Anh trong dịp hè để nâng cao tiếng Anh nhằm tham gia được các chương trình giao lưu một năm của các trường ĐH lớn trên thế giới.

Nước Mỹ là một nước lớn với một loạt trường ĐH hàng đầu thế giới cho nên tưởng như nhu cầu hội nhập giáo dục không phải là việc quá cấp bách, vậy mà chỉ trong vài năm gần đây, họ mới chợt nhận ra rằng, họ đã đi sau nhiều nước nhỏ hơn như Anh, Úc, … trong việc thu hút SV quốc tế đến học tập. Cũng bởi nhiều chính sách liên quan đến visa, đến chính sách sử dụng các đơn vị tuyển sinh quốc tế hoặc ngay cả việc có coi Giáo dục là một nghành kinh doanh hay không?

Bà Bà Đào Liên Hương nhận định, trong cuộc chơi hội nhập giáo dục này, nước nào đứng ngoài sẽ bị tụt hậu và khó có cơ may tham gia vào việc hoạch định chính sách giáo dục quốc tế cũng như không kịp chuẩn bị cho nguồn nhân lực của mình cho việc hội nhập kinh tế toàn cầu.

Câu chuyện giáo dục ở Việt Nam có rất nhiều vấn đề xoay quanh đã được đưa ra bàn luận tại các Hội nghị giáo dục, tại các cuộc họp của Quốc hội. Bà Hương cho biết, sau nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục quốc tế, nhận thấy ở Việt Nam bây giờ có thể làm ngay một số việc để đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập với quốc tế nhanh chóng hơn.

Theo đó, điều đầu tiên phải xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục. Mục đích là hàng năm đánh giá, xếp hạng các trường ĐH, CĐ tại Việt nam. Chính thức hoá các tiêu chí lựa chọn và xếp hạng – có thể nghiên cứu cách đánh giá của TUV, của DIN, của EU, của tổ chức QS, của một số tờ báo lớn… hoặc của Bộ Giáo dục một số nước, trong đó có thể học ngay Malaysia đang làm rất tốt điều này.

Cũng theo bà Hương, tại Việt Nam, tốt nhất nên giao cho một tổ chức độc lập nằm ngoài Bộ Giáo dục. Sự tuyển chọn dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn như : trường có chất lượng đào tạo tốt nhất, trường có các đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng trong thực tế tốt nhất, trường có cơ quan quản lý sinh viên tốt nhất…( khoảng từ 10 -15 tiêu chí khác nhau), ngoài ra cũng có thể có giải dành các trường để xảy ra tiêu cực hoặc các hiện tượng quay cóp hoạc không trung thực, hoặc gian dối.. gây ảnh hưởng xấu trong xã hội…

Tiếp theo nâng cao trình độ tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác cho giáo viên và SV Việt Nam. Bà Hương đề nghị mời các tổ chức hàng đầu về giảng dạy tiếng Anh cho SV quốc tế vào mở các trung ngoại ngữ tại các trường ĐH hàng đầu tại VN nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh cho giáo viên và học sinh Việt nam tại các trường này. Họ lo toàn bộ phần giáo trình giảng dạy, giáo viên. Phía các trường thì lo địa điểm và HS. Đây sẽ là nơi đào tạo nguồn cho các SV có thể tham gia các khoá giao lưu một năm tại nước ngoài.

Xu hướng đang diễn ra trên thế giới là thực hiện các bài test tiếng Anh tại mỗi nước, trước đây chỉ có Hội Đồng Anh và IDP đang nắm độc quyền trong lĩnh vực tổ chức kỳ thi IELTS, còn một tập đoàn Giáo dục tại Mỹ hiện đang sở hữu TOEFL, nhưng thực hiện các bài test tiếng Anh cho từng nước đã trở nên thành trào lưu sau xu thế phá thế độc quyền của IELTS và TOEFL, nhằm giúp các trường thu hút thêm SV quốc tế.

Theo ý tưởng bà Hương, Việt Nam có thể mời thầu từ các tổ chức trên hoặc làm việc với EIKEN để có một bài test với giá khoảng 25$ - 30$ cũng gần ngang với chi phí cần có để làm ra bài test đó.

Một số đề nghị khác của bà Đào Liên Hương, Tổng thư ký Liên đoàn các Hiệp hội tư vấn Giáo dục và Ngôn ngữ thế giới còn tập trung giải quyết các vấn đề như Việt Nam cần tổ chức các triển lãm giáo dục hàng năm, đây chính là cuộc biểu dương lực lượng của nghành giáo dục, nhằm giúp các HS có cơ hội chỉ cần một một lần đến là nắm được đầy đủ thông tin về các trường mình dự kiến thi vào.

Hội Đồng cải cách giáo dục quốc gia nên bổ sung vào Hội đồng cố vấn giáo dục gồm các chuyên gia giáo dục quốc tế hàng đầu thế giới ở các nước phát triển, nhằm giúp Việt Nam tiến nhanh hơn vào quá trình hội nhập giáo dục quốc tế.

Nhanh chóng thành lập Hiệp Hội các trường ĐH và CĐ Việt Nam. Điều này để có thể có tiếng nói chung trong các diễn đàn giáo dục quốc tế, việt nam rất cần một Hiệp hội chung của tất cả các trường ĐH, CĐ, có vậy mới làm được những việc lớn cho toàn nghành giáo dục Đại học.

Điều cuối cùng, theo bà Hương việc thực hiện liên kết, liên doanh đào tạo nên khuyến khích các trường mở rộng các chương trình liên doanh, liên kết đào tạo, để HS có thể học ngay tại trong nước lấy bằng nước ngoài, hạn chế việc chảy ngoại tệ ra nước ngoài để học tập.

Giaoduc

 

.

Liên hệ Quảng cáo 0383839044 - 0946111580