Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201209/22652-ngay-hoi-lon-nhat-ve-vang-nhat-cua-dan-toc-viet-nam-395456/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//van-hoa-giao-duc/201209/22652-ngay-hoi-lon-nhat-ve-vang-nhat-cua-dan-toc-viet-nam-395456/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Ngày hội lớn nhất, vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 02/09/2012, 08:00 [GMT+7]
22652

Ngày hội lớn nhất, vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam

Ngày 2/9/1945 mãi mãi đi vào lịch sử như một dấu son chói lọi nhất trong hành trình 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta; là nơi hội tụ lòng yêu nước, biểu thị quyết tâm “đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. 67 năm kể từ ngày ấy, dù thế giới đã qua nhiều biến động khôn lường, đất nước cũng qua bao thăng trầm lịch sử nhưng mỗi người dân Việt Nam tự hào là đã giữ trọn lời thề trước hồn thiêng sông núi; đã, đang và mãi mãi làm hết sức mình để bảo vệ và phát triển nền độc lập dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập trước quốc dân đồng bào - Ảnh tư liệu
 
Hẳn trong tâm khảm của mỗi chúng ta chẳng ai có thể quên vận nước khi mới ra đời, 21 ngày sau ngày tuyên bố độc lập, Nhà nước Việt Nam ở vào tình thế như “ngàn cân treo sợi tóc” thì thực dân Pháp đặt dân tộc ta trước một sự lựa chọn và không cách nào khác buộc dân tộc ta phải đứng lên kháng chiến để bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được. Và rồi, 30 năm sau đó dân tộc ta bước vào hai cuộc kháng chiến đầy cam go và thử thách hiểm nghèo chưa từng có trong lịch sử.
 
Nhưng, để giữ trọn lời thề, với ý chí kiên cường và tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do”, dân tộc ta lại làm nên huyền thoại “Là một nước nhỏ mà đã anh hùng đánh thắng hai đế quốc là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc”. Viết tiếp bản hùng ca lịch sử thống nhất Tổ quốc, đưa đất nước vào thời kỳ mới: Cả nước độc lập, thống nhất và tiến lên CNXH.
Để có được thành quả vĩ đại đó, có người đã nhẩm tính: Dân tộc Việt Nam đã phải bỏ ra trên 12 thế kỷ để chống giặc ngoại xâm. Mất nước là nỗi đau chung của cả dân tộc. Vì vậy, cả dân tộc “đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải” để giành độc lập cho Tổ quốc. Và chúng ta đã biến ước mơ ngàn đời của dân tộc trở thành hiện thực.
 
Tuy nhiên, để độc lập tự do thực sự có ý nghĩa một lần nữa dân tộc ta phải chung lưng, đấu cật làm cho đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, “đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Bởi,  theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “chúng ta giành được độc lập tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”.
 
Hơn 3 thập kỷ sau ngày đất nước thống nhất chúng ta đã vượt qua thử thách, có lúc đến nghiệt ngã để tìm ra con đường đổi mới. Việt Nam được bạn bè thế giới mến phục, coi là biểu tượng của sự ổn định xã hội, tinh thần chiến thắng đói nghèo, đề cao nhân nghĩa trong thế kỷ XXI.
Sau hơn 25 năm đổi mới đất  nước, đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt. “Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%... Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá trị thực tế gấp 3,26 lần so với năm 2000”. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, từ năm 1990 đạt 200 USD/năm đến năm 2011 đạt mức 1.300, tương đương trên 27 triệu đồng/năm. Nước ta “đã ra khỏi tình trạng kém phát triển có thu nhập trung bình”.
 
Trong lĩnh cực xã hội đạt hầu hết các mục tiêu thiên niên kỷ đã cam kết với thế giới; chỉ số phát triển con người đứng thứ 113 trên 169 nước, phúc lợi xã hội và an sinh xã hội như giáo dục, y tế đảm bảo xã hội ngày càng tăng lên; tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống 9,45% (theo chuẩn 5 năm 2006 - 2010). Dân tộc Việt Nam đã làm cho ý nghĩa hai chữ độc lập ngày một vẹn toàn.
 
Trách nhiệm xây dựng đất nước đang được đặt lên vai thế hệ trẻ - Ảnh minh hoạ
 
Trong bối cảnh hội nhập Quốc tế hiện nay, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển, đồng thời đang phải đối mặt với nhiều thách thức bởi cuộc sống của người dân luôn phải chịu đựng những rủi ro bất ngờ do thiên tai bão, lũ gây ra. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội là một yêu cầu bức thiết nhằm bảo đảm ổn định chính trị, xã hội và sự phát triển của đất nước.
Cách đây 67 năm, khi vận nước hết sức khó khăn, nhân dân ta với một niềm tin vào Đảng và Nhà nước cách mạng Việt Nam đã không chỉ vượt qua “sóng gió” mà còn gặt hái nhiều thành quả quan trọng. Phát huy tinh thần ấy, hơn lúc nào hết mỗi người dân phải bình tĩnh, không hoang mang, giao động hoài nghi, bi quan mà phải đặt niềm tin tuyệt đối, tập trung thống nhất, đoàn kết ủng hộ các giải pháp của Đảng và Nhà nước để vượt qua thử thách, tiếp tục chớp thời cơ để phát triển.
Một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, đó là càng khó khăn thì càng bình tĩnh, càng gắn bó, đoàn kết và càng thông minh, sắc sảo để vượt qua. Điều đó, cho chúng ta tin rằng, tự hào, trân trọng và phát huy những thành quả cách mạng to lớn chúng ta đã tạo dựng; nghiêm túc nhìn thẳng vào những yếu kém, khắc phục những hạn chế, tồn tại; tạo sự đồng thuận trong xã hội, thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin thì không khó khăn nào chúng ta không vượt qua.
 
Kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9, chúng ta tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, tạo thế và lực đảm bảo kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững trong những năm tiếp theo.
 
Đây cũng là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thể hiện trách nhiệm, nâng cao nhận thức, cùng với Đảng và Nhà nước trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; cảnh giác không để các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.
 
Trong tâm khảm của mỗi người dân Việt không ai không khỏi tự hào. Tự hào về Đảng quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, nguyện đi theo Đảng, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nguyễn Văn Thanh
.