Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201411/tan-tong-thong-va-khat-vong-tien-ra-bien-560645/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201411/tan-tong-thong-va-khat-vong-tien-ra-bien-560645/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tân Tổng thống và khát vọng 'tiến ra biển' - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 19/11/2014, 10:47 [GMT+7]

Tân Tổng thống và khát vọng 'tiến ra biển'

Thời gian gần đây, Indonesia ngày càng có những tiếng nói mạnh mẽ và quyết đoán hơn đối với vấn đề Biển Đông. Ngoài quan ngại cho an ninh khu vực, một nguyên do quan trọng khiến Indonesia quan tâm hơn tới tình hình Biển Đông chính là chiến lược hướng ra biển của nước này.

234
Tổng thống Indonesia Joko Widodo thị sát cảng Tanjung Priok ở Jakarta, Indonesia
hôm 23-9-2014

Học thuyết “trục hàng hải” của tân Tổng thống

Lần đầu tiên tham dự Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN tại Myanmar, tân  Tổng thống Indonesia, Joko Widodo đã không ngại ngần đề cập đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Phát biểu trước đại biểu của ASEAN và các đối tác hôm 12-11, ông Widodo kêu gọi tất cả các bên “kiềm chế” và “thúc đẩy thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông” để giải quyết tranh chấp lâu dài tại khu vực. “Indonesia tin rằng sự thịnh vượng và hòa bình trong khu vực được quyết định bởi cách thức hợp tác của chúng ta trong quản lý các đại dương. Hãy cho thấy biển là yếu tố gắn kết chứ không phải chia rẽ chúng ta”, tờ Tạp chí Phố Wall dẫn lời ông Widodo nói.

Một trong những lý do quan trọng khiến Indonesia ngày càng “sốt sắng” hơn về vấn đề an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực chính là chiến lược hướng ra biển mà họ đang theo đuổi. Ngay trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức ngày 20-10, tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhắc lại chính sách của ông là muốn biến Indonesia thành một “trục hàng hải” bởi biển không chỉ mang tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh quốc gia mà còn vì sự phát triển thịnh vượng trong tương lai của đất nước Indonesia.

Tham vọng sẽ trở thành một trung tâm hàng hải toàn cầu theo như lời kêu gọi của Tổng thống Joko Widodo dựa trên một tiền đề đơn giản: Indonesia là một trong những quốc gia đông dân nhất trên thế giới và sở hữu một vùng biển rộng lớn. Lịch sử ngàn năm nay cho thấy tiềm năng kinh tế  biển tại đất nước vạn đảo này chưa được khai thác hết, đó là tiềm năng vận chuyển người và hàng hóa, khai thác khoáng sản, dầu khí, đánh bắt cá, thu hút đầu tư nước ngoài… Vì thế, khi đầu tư thêm cho tàu, cảng biển, khu phức hợp nhà ở và khu thương mại dọc theo bờ biển, Indonesia sẽ thu được nguồn lợi kinh tế rất lớn. Cùng với tăng cường được khả năng phòng thủ cần thiết trong lĩnh vực quốc phòng, họ cũng sẽ bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên biển cho các thế hệ tương lai.

Tổng thống Joko Widodo từng nói rằng, Indonesia với khả năng và tiềm năng về hàng hải sẽ là trung tâm địa chính trị của thế giới. Có lẽ, trong tâm trí ông Joko, châu Á sẽ là trung tâm của lực hấp dẫn, vì thế Indonesia cần có biện pháp, chính sách cần thiết để có thể trở thành trục hàng hải của châu Á. Chính trong diễn văn nhậm chức, ông nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ giành thắng lợi trên biển”.

Hiện thực hóa mục tiêu chiến lược

Ông Bantarto Bandoro, giảng viên cao cấp tại Học viện Quốc phòng Indonesia và là người sáng lập của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược (IDSR) tại Jakarta mới đây trên tờ Jakarta Globe phân tích, học thuyết “trục hàng hải” của Tổng thống Widodo có hai khía cạnh quan trọng: Một là thúc đẩy cơ sở hạ tầng ngành hàng hải, hai là đặt nền móng vững chắc hơn cho Hải quân nhằm tạo điều kiện cho thực hiện mục tiêu, chính sách hàng hải.

Cũng phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, Indonesia nằm ở 4 trong số 7 nút thắt về hàng hải lớn, nằm giữa Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, giữa châu Á và châu Úc, vị trí địa lý như vậy vừa có điểm mạnh, nhưng cũng có cả điểm yếu, dễ tổn thương. Trong khi đó, năng lực hải quân và hàng hải Indonesia hiện giờ đang ở mức giới hạn nên chưa đủ sức cạnh tranh. Thêm vào đó, chắc chắn con đường đi đến mục tiêu đó là một chặng đường dài bởi phải mất 40 năm, Singapore mới tạo được vị thế như hiện nay: Là cảng biển tốt nhất châu Á, dựa vào các yếu tố giá cả cạnh tranh, hệ thống phí vận chuyển container, cơ sở hạ tầng liên quan tới vận chuyển container phù hợp, đầu tư thích hợp vào cơ sở hạ tầng mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng…

Tuy nhiên, mục tiêu chiến lược đó của Indonesia nay đã bắt đầu được hiện thực hóa. Gần đây, Tổng thống Indonesia đã tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư quan tâm đến kế hoạch xây dựng cảng biển ở nước này, đón trước dự án xây dựng “Con đường tơ lụa trên biển” của Trung Quốc nhằm liên kết thị trường 3 châu lục. Động thái đáng chú ý khác phải kể là việc Tổng thống Joko Widodo bổ nhiệm một chức danh rất mới trong Nội các: Bộ trưởng điều phối các vấn đề hàng hải. Chức năng của Bộ trưởng này là kết nối các Bộ trưởng giao thông vận tải, du lịch, năng lượng và thủy sản.

 Ông Indroyono Soesilo - Bộ trưởng Bộ điều phối các vấn đề hàng hải Indonesia cho hay, là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, 5,8 triệu km vuông bờ biển của Indonesia cần phải được sử dụng “tối ưu hơn” để tăng cường năng lực kết nối của đất nước. Mục tiêu của họ trong vòng 5 năm tới là xây dựng 24 cảng biển và cảng biển nước sâu để cắt giảm chi phí vận chuyển và chi phí logistic, hình thành một hệ thống vận tải đường biển hoàn chỉnh kết nối những phần xa xôi nhất của Indonesia. Theo Hãng tin Bloomberg, chỉ tính riêng dự toán mở rộng 5 cảng lớn ở Sumatra, Jakarta, Java, Sulawesi và Papua để phục vụ cho tàu lớn và xây dựng các tuyến trung chuyển cho các cảng nhỏ hơn, Chính phủ Indonesia cần đến 70 nghìn tỷ rupiah (tức 5,8 tỷ USD).

.

Nguồn: anninhthudo.vn