Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201306/29032-10-bi-mat-ve-nguoi-dan-ba-quyen-luc-nhat-nuoc-duc-404516/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201306/29032-10-bi-mat-ve-nguoi-dan-ba-quyen-luc-nhat-nuoc-duc-404516/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
10 bí mật về người đàn bà quyền lực nhất nước Đức - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 20/06/2013, 15:20 [GMT+7]
29032

10 bí mật về người đàn bà quyền lực nhất nước Đức

Angela Merkel
Tuy nhiên, đằng sau khuôn hình quen thuộc tưởng như rất đỗi cởi mở của mình ngoài xã hội, nữ chính trị gia này vẫn còn một gương mặt đầy bí ẩn: những tình tiết đời tư của bà luôn được bảo vệ một cách kỹ lưỡng. Và điều này càng khiến mọi người, đặc biệt là các nhà báo, trở nên thêm tò mò và chú mục hơn tới việc khắc họa chân dung của bà… Tất nhiên, không phải ai cũng có thiện ý với bà.

Trong cuốn sách Angela Merkel. Do dự như nghệ thuật, nhà báo Nikolaus Blome, chủ nhiệm tòa soạn ở Berlin của ấn phẩm bình dân Bild,  đã vẽ nên một bức chân dung nữ Thủ tướng Đức với những câu chuyện thú vị nhưng cũng khá bạo mồm bạo miệng. Còn nữ nhà báo Ireland, Judy Dempsey, nguyên phóng viên thường trú tại Berlin của Financial Times và The International Herald Tribune, đã cho xuất bản cuốn sách Hiện tượng Merkel với những mô tả khoa học và rất chính xác về nữ Thủ tướng Đức…

Trong khi cuốn sách Bà mẹ thẹn thùng (có lẽ là cũng mô phỏng tên một vở kịch của Bertolt Brecht Bà mẹ dũng cảm và những người con?) của bình luận viên chính trị Stephan Hebel từ tờ Frankfurter Rundschau tấn công trực diện vào các chính sách tự do hóa của bà Merkel, thì giám đốc chi nhánh hải ngoại của tờ Süddeutsche Zeitung là nhà báo Stefan Cornelius lại đánh giá tích cực về kết quả làm việc rồi kể say sưa về những thành tích quốc tế của bà trong cuốn sách Angela Merkel. Thủ tướng và thế giới của bà…

Trong cuốn sách được viết theo kiểu cố tình phản biện và  được hỗ trợ bởi  rất nhiều tư liệu gốc, Cuộc sống đầu tiên Angela M. (Das Erste Leben der Angela M.), hai tác giả Ralf Georg Reuth và Günther Lachmann đã có gắng góp phần làm sáng tỏ thêm lịch sử chính trị của nữ Thủ tướng Angela Merkel trong thời gian sống ở nước CHDC Đức trước đây. Những câu chuyện sau đây được trích ra từ năm cuốn sách trên.

 

1. Mê tin nhắn SMS

Angela Merkel mỗi ngày gửi tới hàng chục tin nhắn SMS đến các nhân viên của mình và luôn luôn mong đợi sự xuất hiện của các tin nhắn lại từ họ trên màn hình điện thoại thông minh, mà bà luôn luôn đặt ở chế độ im lặng. Bà đặc biệt thích các thông báo tin qua SMS (trung bình khoảng 70 tin một ngày) mà bộ phận dịch vụ báo chí của Bundestag gửi tới các thành viên của chính phủ.

Nói chung, các tin nhắn bằng văn bản là cách tốt nhất để liên hệ với nữ Thủ tướng vì đường thư thoại đã bị vô hiệu hóa từ nhiều năm (bà Thủ tướng e ngại rằng do quá bận bịu sự vụ mà bà có thể bỏ lỡ các tin nhắn hoặc quên trả lời chúng). Bà cũng không sử dụng e-mail vì lý do an ninh. Ngoài ra, bà cũng không sử dụng máy tính xách tay. Nhượng bộ duy nhất đối với công nghệ mới chỉ là chiếc iPad để bà vào đọc các trang tin tức và theo dõi các biến động chỉ số trên thị trường chứng khoán.

2. Mơ giấc mơ Mỹ

Ngay từ tuổi thiếu niên, nữ Thủ tướng tương lai của CHLB Đức đã bị ám ảnh bởi giấc mơ Mỹ, điều mà bà từng thổ lộ trước Quốc hội Mỹ trong một lần phát biểu tại đây năm 2009: “Tôi đã luôn bị hấp dẫn bởi giấc mơ Mỹ, bởi cơ hội dành cho tất cả mọi người trên con đường tìm kiếm thành công theo cách của mình và chỉ dựa vào nội lực của chính mình…”. Có lẽ cũng vì thế nên ngay sau khi bức tường Berlin sụp đổ, bà Merkel đã tìm mọi cách để được sang thăm nước Mỹ. Mùa hè năm 1990, bà Thủ tướng tương lai đã đi nghỉ hè ở California cùng người chồng chưa cưới Joachim Sauer. Về sau, bà nhớ lại: “Chúng tôi sẽ không quên cảnh lần đầu tiên được nhìn thấy Thái Bình Dương. Thực là kỳ vĩ!”. Tuy nhiên, khi đã ngồi vào vị trí cầm lái con thuyền đất nước, bà Merkel đành phải “nhịn” ham muốn được sưởi ấm dưới ánh nắng mặt trời California. Đơn giản vì khoảng cách giữa Berlin tới đó quá lớn và sự khác biệt về múi giờ cũng là quá cao…

3. Sinh ra ở Tây Đức

Mặc dù bà Angela Merkel thường được nhắc đến như là một “Đệ nhất Ossie” (danh từ hàm ý miệt thị chỉ các công dân của nước Cộng hòa Dân chủ Đức cũ) ngồi ở vị trí lãnh đạo nước Đức thống nhất, nhưng trong thực tế, bà đã được sinh ra tại Hamburg, thành phố nằm ở phía tây của Đức. Tuy nhiên, chỉ hai tháng sau khi được sinh ra, cô bé Angela đã đi về phía Đông cùng với mẹ và người cha là mục sư theo đạo Tin Lành Horst Kasner Pasteur, ở thời điểm đó được phái tới phụ trách một giáo xứ nhỏ tại Brandenburg.

4. Sợ chó

Nếu trên thế giới này có bất cứ điều gì có thể khiến bà Thủ tướng Đức kinh hãi thì đấy không phải là những cơn giông như tờ tạp chí SZ Magazin từng viết năm 2012. Nỗi kinh hoàng đối với Angela Merkel chỉ có thể là những con chó. Nỗi kinh hoàng này đã bắt đầu từ năm 1995, khi bà Merkel đã bị con chó của người hàng xóm tấn công: nó đã cắn vào chân bà khi bà đạp xe về căn nhà nghỉ ở gần biên giới với Ba Lan sau một cuộc dạo chơi hít thở khí trời…

Nỗi sợ chó ám ảnh bà Thủ tướng đến mức trong bất cứ một chuyến công tác nước ngoài nào của bà, các nhân viên của phái đoàn Đức luôn cảnh báo trước cho chủ nhà để họ không để bất cứ một chú chó nào bén mảng tới gần nơi bà sẽ có mặt. Nguyên tắc này đã được tuân thủ ở khắp mọi nơi, trừ ở nước Nga… Không biết có phải vì thế không mà quan hệ giữa bà Merkel với ông chủ điện Kremli không hẳn đã ở mức độ tốt như mong muốn…

Tháng 1-2007, ông Vladimir Putin đã mời bà Merkel đến thăm khu dinh thự mùa hè  ở Crimea. Khi họ đứng cùng nhau để cho các nhiếp ảnh gia chụp hình lưu niệm ở trong nhà,  thì bỗng con chó Koni yêu quý của nhà lãnh đạo Nga bước vào phòng . Bà Merkel đã tự trấn tĩnh được mình nhưng trông vẫn có vẻ khá căng thẳng. Ông Putin lên tiếng hỏi với giọng hơi đùa: “Con chó không làm bà sợ chứ?”. Một năm trước câu chuyện này, ông Putin đã tặng nữ Thủ tướng Đức chú chó bông có dây xích đính kèm…

5. Nữ bí thư đoàn phụ trách tuyên truyền

Mặc dù cha mẹ không bắt buộc cô bé Angela phải vào Đội nhưng ngay từ năm học lớp hai, nữ Thủ tướng tương lai của nước Đức đã gia nhập hàng ngũ Đội Thiếu niên Tiền phong mang tên Ernst Thalmann. Rồi lớn thêm một chút, Merkel gia nhập hàng ngũ của Đoàn Thanh niên Cộng sản (Liên đoàn Thanh niên Tự do Đức). Thời sinh viên, Merkel còn giữ cương vị nữ bí thư đoàn trường đại học phụ trách về tuyên truyền.

Bà Merkel chưa bao giờ tự kể về thời quá khứ thanh niên cộng sản trong thời gian sống ở nước CHDC Đức trước đây…

6. Từng học tiếng Pháp

Trong dịp lễ kỷ niệm lần thứ 50 ngày ký Hiệp ước Elysée, bà Angela Merkel đã không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng, những người trẻ cần phải biết ngôn ngữ của đối tác lịch sử của Đức và tâm sự rằng bà rất xin lỗi vì đã không biết tiếng Pháp. Bà Merkel nói thạo tiếng Anh và tiếng Nga. Tiếng Nga đã là ngoại ngữ được ưa thích nhất trong những năm học ở trường phổ thông. Tuy  thế,  thời trẻ, bà Thủ tướng tương lai cũng có một thời gian học tiếng Pháp. Có điều, nữ giáo viên tiếng Pháp của bà Merkel đã phải lòng một người Canada nên đã tìm cách sang Tây Đức cư trú. Vì thế, nên sự nghiệp Pháp ngữ của bà Thủ tướng Đức đã bị dang dở…

7. Trong nhóm chỉ toàn các “cậu bé”

Mặc dù hai cố vấn gần gũi nhất với bà Angela Merkel thuộc về phái yếu nhưng nữ thủ tướng Đức luôn luôn thích để ở quanh mình toàn những nam thanh niên giàu triển vọng. Bản thân bà khi mới bước vào chính trường cũng đã lọt vào mắt xanh của Thủ tướng Helmut Kohl và ông này đã đưa bà lên vị trí Bộ trưởng phụ trách công tác phụ nữ và thanh niên. Thời đó, bà Merkel đã được đặt cho biệt danh “cô bé của ông Kohl”…

Trong bất luận trường hợp nào thì êkíp làm việc của bà Merkel đã được các đối thủ chính trị ngay lập tức gọi là “nhóm mày râu”. Tất cả các thành viên của êkíp này đều có những phẩm chất tuyệt vời, nhưng không đủ để làm lu mờ bản thân bà Merkel. Trong số các “chàng trai” nổi tiếng nhất có cựu phát ngôn viên Ulrich Wilhelm của bà, người vào năm 2011 đã dẫn đầu cơ quan phát thanh truyền hình Bayerischer Rundfunk ở Bayern, và người kế nhiệm của ông này, cựu phóng viên truyền hình Steffen Seibert.

8. Không phải là chủ sở hữu  căn hộ đang ở

Không giống như những người tiền nhiệm, bà Angela Merkel từ chối chuyển sang dinh thự công dành cho người đứng đầu nội các mà vẫn tiếp tục ở lại trong một căn hộ lớn nằm tại khu vực trung tâm Berlin cùng với chồng là ông Joachim Sauer. Và căn hộ mà bà đang ở cũng chỉ là căn hộ thuê chứ không phải thuộc sở hữu của bà, nơi mà không một nhà báo nào có được cơ hội đặt chân tới.

9. Thích các nhà vật lý

Bà Angela Merkel là một nhà vật lý chuyên nghiệp, từng tốt nghiệp Đại học Leipzig. Năm 1986, bà đã bảo vệ rất xuất sắc luận án với chủ đề Nghiên cứu cơ chế phản ứng phân hủy với một khoảng cách đơn giản trong quan hệ và tính toán tốc độ cao của các hằng số trên cơ sở phương pháp lượng tử hóa học và thống kê. Trong quá trình học, nữ Thủ tướng tương lai đã gặp tình yêu đầu tiên của mình là ông Ulrich Merkel. Năm 1977, bà Merkel đã lên xe hoa lần đầu với ông này và hôn lễ được cử hành tại giáo xứ do cha bà phụ trách. Cuộc hôn nhân này không quá hạnh phúc vì người chồng, như lời vợ nhận xét, chỉ thích ngồi lỳ ở nhà. Và họ đã li dị sau 5 năm chung sống…

Tiếp sau, bà Angela Merkel đã yêu nhà vật lý khác, ông Joachim Sauer, một ngôi sao sáng tầm cỡ thế giới trong lĩnh vực hóa học lượng tử. Hai người đã kết hôn khi bức tường Berlin sụp đổ vài năm. Bà Merkel và ông Sauer chính thức kết hôn ngày 30/12/1998 tại khu vực hành chính Mitte.

10. Đôi khi cũng mất bình tĩnh

Bà Angela Merkel từng nổi tiếng với khả năng giữ được cái đầu lạnh trong mọi tình huống, một tính cách có thể trở nên phớt tỉnh, một “sức mạnh điềm đạm”. Trên bàn làm việc của bà có đặt phù điêu một đốt ngón tay mạ bạc nhỏ với dòng chữ: “Sức mạnh trong điềm đạm: (In der Ruhe liegt die Kraft).

Tuy thế, đôi khi bà vẫn không thể giấu được những biểu hiện lo lắng. Trong những tình huống như thế, liên tục xuất hiện trong các bài phát biểu của bà từ “Scheiße” (Vớ vẩn) hoặc thậm chí là cả những cơn giận dữ khủng khiếp. Người từng được thực mục sở thị cơn giận dữ như thế là Philipp Rosler, một Bộ trưởng trong nội các của bà Merkel khi ông này năm 2012 đứng ra ủng hộ ứng cử viên Joachim Gauck ra tranh chức Tổng thống mà không xin phép bà trước đó. Về sau, ông Philipp Rosler  kiềm chế kể lại: “Bà Thủ tướng đã làm ầm ĩ cả lên…”


CSTC
.